Những hạn chế trong việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào hoạt động

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 95)

9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

2.4.2. Những hạn chế trong việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào hoạt động

hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

(1) Chưa phân công ràng, chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ của các vị trí.

Quy trình tín dụng của VCB trải qua nhiều bước khác nhau nhau từ trước khi cho vay đến khi khách hàng nhận được khoản vay sau khi ngân hàng giải ngân, trong đó một nhân viên của VCB sẽ đảm nhiệm nhiều bước trong quá trình đó. Ví dụ như một cán bộ tín dụng tiếp nhận một hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ thu thập lập, xử lý hồ sơ, soạn thảo hợp đồng, thẩm định khách hàng trước khi cho vay, ngoài ra còn tư vấn cho khách hàng phương án vay vốn. Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng đó tiếp tục theo dõi, thu nợ quản lý khách hàng, phân tích tình hình sau khi cho vay. Ở các phòng giao dịch, do quy mô nhỏ nhân viên ít, do đó một cán bộ tín dụng có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí như vừa phục vụ cá nhân, vừa phục vụ khách hàng doanh nghiệp, làm tăng khối lượng công việc mà trong khi đó cán bộ không đủ kiến thức đầy đủ về mọi lĩnh vực để có thể đảm bảo chuyên mô xử lý tất cả các hồ sơ.

(2) Năng lực nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu về công nghệ.

Trong những năm gần đây VCB tăng cường áp dụng các công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro như công nghệ kiểm soát rủi ro, tự động phát hiện rủi ro, công nghệ chấm điểm xếp hạng tín dụng rủi ro, thống kê, đo lường rủi ro... sử dụng các mô hình

75

lượng hóa, đòi hỏi độ chính xác, cụ thể cao nhằm dự báo chính xác tình hình rủi ro để đưa ra những phương án dự phòng cụ thể.

Một phần năng lực của nhân viên chưa đủ là do công tác đào tạo nhân viên VCB còn chưa tốt, khi nhân viên trẻ, mới ra trường chưa đủ kinh nghiệm, chưa được học đầy đủ về kiến thức kĩ năng thì nhân viên lâu năm cũng chưa được ngân hàng chú trọng việc học tập, đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật được những công nghệ mới, hiện đại.

(3) Cơ sở dữ liệu.

Một trong những yếu tố cực kỳ cần thiết và quan trọng khi triển khai Basel II là các ngân hàng cần có một cơ sở dữ liệu tốt, chính xác, có nguồn dữ liệu xuyên suốt được hình thành trong nhiều năm và được cập nhật thường xuyên, cần một hệ thống dữ liệu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, do công nghệ của VCB mới phát triển trong thời gian ngắn, chưa đồng bộ nên việc có được một chuỗi dữ liệu đầy đủ trong quá khứ đến hiện tại là rất khó. Điều này làm cho các thông tin được đưa ra trong các báo cáo thống kê, được lưu trữ không đồng bộ làm giảm tính chính xác của các dữ liệu thống kê. Bên cạnh đó, các dữ liệu cũng chưa được các ngân hàng cập nhật thường xuyên do thiếu các nguồn nhân lực phục vụ việc câp nhật dữ liệu. Do đó, các dữ liệu này cần được lưu trữ nhiều năm và đầy đủ để phục vụ các các mục đích đó. Tuy nhiên, thực tế là tại VCB, quá trình nhập dữ liệu không đảm bảo về tính chính xác và đầy đủ hoặc do hệ thống công nghệ không chưa đáp ứng để có thể cập nhật dữ liệu nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu rất khó gây tốn kém cả về thời gian và chi phí.

(4) Công nghệ chưa đáp ứng được công tác quản lý.

Hiện tại, hệ thống phần mềm của VCB sử dụng trọng toàn hệ thống đang còn rất cũ khi corebanking vẫn chưa tập trung, hệ thống quản lý tài chính và kế toán nội bộ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Mặt khác, hệ thống tự động hóa vẫn chưa tối đa được công suất, an toàn bảo mật của hệ thống chưa cao do đó cơ sở dưc liệu của khách

76

hàng chưa được quản lý chặt chẽ. Một khía cạnh nữa VCB cần phát triển đó là khả năng giao dịch trực tuyến và tự động phù hợp với kỉ nguyên công nghệ 4.0. Điều đó vừa giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa phát triển được quy mô cũng như giảm thiểu chi phí mặt bằng, nhân sự. Khi phát triển được điều này thì công tác quản lý của VCB sẽ đồng bộ, hiệu quả và chính xác hơn.

(5) Hệ thống đo lường, xếp hạng rủi ro tín dụng.

Phương pháp xếp hạng của VCB còn mang yếu tố định tính nhiều, phương pháp đánh giá hiện tại của VCB chưa mang tính khách quan cao, trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo quy định. Đặc biệt là một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất kinh nghiệm, dựa trên sự xem xét, cho điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Do đó phải đòi hỏi cơ sở dữ liệu cũng như thông tin lưu trữ phải có sẵn hoặc am hiểu của cán bộ tín dụng về mọi mặt. Tuy nhiên, rất khó để cán bộ tín dụng có thể am hiểu đầy đủ mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh doanh và chuyên môn của khách hàng, trong khi đó ở Việt Nam cũng không có sẵn dữ liệu về ngành, các chỉ tiêu, số liệu của ngành để cán bộ tín dụng của VCB so sánh đánh giá.

Hệ thống chấm điểm khách hàng đang được sử dụng tại VCB chưa định lượng cụ thể các yếu tố như PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tổn thất do không trả nợ), EAD (điểm rủi ro tại điểm không trả được nợ) và M (kỳ hạn hiệu quả). Các hệ thống hiện thời chưa thể dự đoán, đo lường khả năng của các yêu tố rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro vận hành, rủi ro thị trường làm ảnh hưởng đến kết qua kinh doanh của khách hàng. Các yếu tố định tính khác phản ánh chính xác và dự đoán khả năng thu nợ của khoản vay đều chưa được đưa vào hệ thống cho điểm tín dụng của VCB.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế. 2.4.4. Chi phí thực hiện

77

Chi phí để triển khai theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới là rất lớn, không những vậy các nước khác có hệ thống quản lý khá tương đồng với Basel II nên khi thực hiện nguồn kinh phí sẽ được giảm bớt. Trong khi đó yêu cầu đối với VCB là lớn hơn nhiều, do hệ thống còn khác xa với chuẩn Basel vì vậy VCB phải đầu tư kinh phí, tài chính cho mọi mặt bao gồm: cơ sở dữ liệu, công nghệ, nguồn nhân lực... nên tổng cho phí mà VCB bỏ ra là rất lớn.

Do chi phí là rất lớn nên VCB không thể tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện tất cả mọi mặt mà phải thực hiện theo lộ trình để không gây phát sinh quá lớn gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và mở rộng của mình, mặt khác hiện tại quy mô của VCB đã rất lớn nên hiệu quả chưa phát huy tối đa trong việc nâng cao quản trị rủi ro. Vì vậy, đòi hỏi VCB phải tính toán kĩ lưỡng tất cả chi phí cho từng giai đoạn để Basel có thể phát huy tác dụng cao nhất.

(1) Thiếu kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam.

Vì VCB là một trong mười ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai do đó còn rất nhiều vấn đề mà VCB gặp khó khăn trong việc triển khai, đưa ra lộ trình, cũng như việc quản lý giám sát thực hiện. Đòi hỏi ngân hàng phải tìm kiếm được một tổ chức,đội ngũ tư vấn, giám sát có kinh nghiệm cũng như một đội ngũ nhân lực có trình độ có am hiểu về quy trình thực hiện. Nhưng tại Việt Nam tìm được một đội ngũ có thể có thể đáp ứng những điều kiện trên là khá khó, do đó việc áp dụng về công nghệ, các mô hình chấm điểm, xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo ra một hệ thống nhân viên có đầy đủ chuyên môn gặp rất nhiều vấn đề, tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu thực hiên dẫn tới hiệu quả chưa cao nên kéo thêm nhiều vấn đề khác như chi phí và tồn tại nhiều vấn đề chưa giải quyết được.

(2) Nguồn nhân lực.

Một trong những nguyên nhân việc ứng dụng chuẩn Basel II vào công tác quản trị rủi ro tại VCB gặp nhiều hạn chế đó chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn,

78

có kinh nghiệm về những công nghệ, quy trình mới theo chuẩn. Thông qua tìm hiểu những chuẩn mực Basel II, có thể thấy rằng để vận dụng và thực hiện đuợc các chuẩn mực này đòi hỏi các nhân viên quản lý phải có chuyên môn trong lĩnh vực quản trị, giám sát ngân hàng và nhân viên phụ trách phải am hiểu và có kiến thức rộng về mọi mặt, giỏi về ngoại ngữ lẫn kiến thức phân tích số liệu và phân tích dữ liệu. Ngoài ra các nhân viên cũng phải thích ứng với các quy trình mới, các hệ thống kiểm soát đánh giá mới. Đây thực sự là những yêu cầu cao đối với VCB trong việc đào tạo nguồn nhân sự. Áp lực cạnh tranh nhau để có thể giữ chân những nguời tu vấn, am hiểu về Basel II giữa các ngân hàng đang rất lớn. Trong khi đó để thuê chuyên gia nuớc ngoài thì chi phí quá lớn hoặc gửi đào tạo nuớc ngoài cũng tốn rất nhiều thời gian.

(3) Thiếu cơ sở hạ tầng.

Trong khi hệ thống xếp hạng của các ngân hàng còn chủ yếu mang tính chủ quan, định tính nhiều và chỉ phục vụ quá trình thẩm định ban đầu thì hiện tại chỉ có 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm là: Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nuớc (CIC), Công ty thông tin và xếp hạng doanh nghiệp (C&R), Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRVC) thuộc công ty phần mềm và truyền thông VASC nhung vẫn chua đạt yêu cầu theo chuẩn và vẫn chua thực hiện đảm bảo đuơc độ tin cậy để đua ra quyết định xếp hạng của ngân hàng.

Số luợng các công ty công nghệ am hiểu về lĩnh vực tài chính để cung cấp hệ thống phần mềm cũng nhu các giải pháp đổi mới phục vụ hoạt động kinh doanh, quản lý của ngân hàng tại Việt Nam chua nhiều, chua có kinh nghiệm và đủ uy tín để thực hiện. Các giải pháp, công nghệ mua từ các công ty nuớc ngoài sẽ rất tốn chi phí, không phù hợp ở hiện tại.

79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2, luận văn đã tổng quan, phân tích đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng RRTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đồng thời bằng các số liệu, tài liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo công bố thông tin theo Basel II của ngân hàng Vietcombank, đã phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tham chiếu theo Basel II. Từ kết quả phân tích đã chỉ ra những mặt đạt được, tồn tại, nguyên nhân của tồn tại trong việc quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II. Kết quả của nghiên cứu ở chương 2 làm căn cứ để đưa ra giải pháp cho ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong chiến lược quản trị RRTD và khuyến nghị cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam được trình bày ở chương 3 tiếp theo.

80

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA

VIỆC ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. 3.1. Định hướng áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại

ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

3.1.1. Những thách thức, yêu cầu và tác động của tiêu chuẩn Basel II.

(1) Giảm chênh lệch lãi suất cho vay ảnh hưởng lợi nhuận.

Một trong những yêu cầu quan trọng của Basel II là về vốn, do đó việc làm đầu tiên của các ngân hàng trong đó có VCB là tăng tỷ lệ an tòan vốn (CAR). Tuy nhiên, theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì khi tăng tỷ lệ an toàn vốn lên 1% thì chênh lệch lãi suất giảm đi 1,3% do chi phí vốn tăng lên. Lúc đó khi tăng vốn lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong thời gian ngắn.

(2) Yêu cầu về năng lực quản trị rủi ro cao.

Toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải tăng tính cạnh tranh nâng cao năng lực quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn Basel II, đồng thời mở ra các cơ hội để VCB có thể áp dụng và tiếp cận gần hơn với các chuẩn mực đó. Hiện nay, bên cạnh nỗ lực giải quyết các khoản nợ xấu từ những rủi ro cho vay trong quá khứ, VCB đã bắt đầu chuẩn bị các chiến lược, kế hoạch bằng cách xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hiện đại đáp ứng nhu cầu, nhằm phòng ngừa, dự đoán rủi ro trong tương lai, để đưa ra dự phòng hợp lý. Yêu cầu của Basel II là rất cao, trong khi đó hệ thống quản lý của đa số của ngân hàng Việt Nam nói chung và VCB nói riêng không phù hợp với Basel, do đó mọi quy trình về quản lý dường như rất khác biệt, hoàn toàn không có sự tương thích khi áp dụng các tiêu chuẩn mới. Vì vậy yêu cầu cho cán bộ, nhân viên phải thay đổi, hội nhập nâng cao năng lực quản lý.

81

(3) Yêu cầu hệ thống dữ liệu tin cậy và chính xác cao.

Thu thập thông tin và lun trữ dữ liệu là việc rất quan trọng trong việc triển khai các giai đoạn của Basel II. Phân độ chính xác về dữ liệu, bao gồm việc kiểm tra mức độ sẵn có và chất luợng của dữ liệu sẵn có đã đuợc cập nhật với các yêu cầu về dữ liệu của Basel II, phải đuợc chuẩn bị ngay trong khi thực hiện áp dụng chuẩn. Từ đó, VCB phải bổ snng cơ sở dữ liệu và số liệu và cần thêm rất nhiều nhân lực để thu thập và chuẩn hóa dữ liệu. Nếu không thực hiện kiểm tra độ chính xác dữ liệu và có các dữ liệu bổ sung, cập nhật dữ liệu thì tốn rất nhiều chi phí và mất rất nhiều thời gian thực hiện triển khai dự án Basel. Khó khăn đối với các ngân hàng nuớc ta trong đó có VCB khi triển khai Basel II chính là cơ sở dữ liệu. Hệ thống công nghệ ngân hàng (core banking) tại các ngân hàng chua tập trnng và đồng bộ đang chua đuợc nâng cấp, thậm chí có ngân hàng còn sử dụng dữ liện khác ngoài core nhu excel, file hồ sơ nên có thể dẫn đến các số liện không đồng bộ, không chính xác, không đuợc phân tích và cập nhật thuờng xuyên. Trong khi hệ thống công nghệ tập trung mới chỉ đuợc áp dụng trong thời giân ngắn trong vài năm gần đây mà Basel thì lại đòi hỏi cao, phải chú trọng xây dựng và cập nhật một cách có hệ thống trong suốt thời gian dài nhằm chuẩn hóa cũng nhu nâng cao đuợc độ chính xác. Do đó, việc xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu sẽ cần thời gian, công sức, tiền bạc của các ngân hàng truớc khi triển khai.

(4) Yêu cầu về chi phí, tài chính.

Các yêu cầu về tuân thủ Basel II dự kiến đuợc qny định trong quá trình thực hiện là một khó khăn cho các ngân hàng, đòi hỏi chi phí thực hiện và ngồn vốn lớn. Chi phí đần tu vào cơ sở vật chất cũng rất lớn nếu ngân hàng không có sự tuơng đồng trong cách vận hành, và yêu cầu ngân hàng phải có khả năng tài chính lớn mới có thể thực hiện đuợc. Chi phí cho triển khai dự án tập trnng vào chi phí đần tu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nguồn nhân lực... nên tổng cho phí mà VCB bỏ ra là rất lớn.

82

3.1.2. Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam. thương Việt Nam.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất, từ năm 2014, Hội đồng quản trị VCB đã chỉ đạo triển khai dự án phân tích chênh lệch giữa yêu cầu của Basel II với hiện trạng VCB, chương trình Basel II đã đưa ra 82 sáng kiến nhằm: (i) đáp ứng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào năm 2018 và (ii) đáp ứng phương pháp nâng cao vào năm 2020. Để hoàn thành mục tiêu trên, VCB đã đưa ra phương án

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEOTIÊU CHUẨN BASEL II 10598343-1506-000044.htm (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w