9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
1.2.2.2. Khẩu vị rủi ro tín dụng
Có thể hiểu khẩu vị RRTD là khả năng, cách thức, mức độ, phạm vi chấp nhận rủi ro tín dụng của một ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu trong hoạt động tín dụng. Nói cách khác, khẩu vị RRTD là khả năng sẵn sàng chấp nhận RRTD của ngân hàng trên cơ sở có sự tính toán, cân đối giữa rủi ro, lợi nhuận để đảm bảo ngân hàng có thể đạt lợi nhuận cao nhất.
Khi xác định khẩu vị RRTD, ngân hàng tính đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng, kỳ vọng của cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước và các bên có lợi ích liên quan khác. Trong đó, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: (1) đảm bảo tính toàn diện, bao hàm mọi rủi ro ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng, (2) phải đo lường được sự tác động của RRTD: mô tả cụ thể hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của RRTD lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, (3) phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng, (4) phải thường xuyên đánh giá lại, đảm bảo khẩu vị luôn phù hợp với sự biến động của các yếu tố bên ngoài cũng như tình hình hiện tại của ngân hàng.
Khẩu vị RRTD phải được cụ thể hóa thông qua: (i) Tiêu chuẩn cấp tín dụng cho từng phân đoạn khách hàng, sản phẩm tín dụng, khu vực địa lý, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ, thời gian đáo hạn, (ii) Thị trường mục tiêu trong mỗi phân đoạn thị trường, mức độ tập trung/ đa dạng hóa danh mục tín dụng, (iii) Chiến lược về giá (lãi suất tín dụng).
Theo quan điểm Basel II, chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD đã xác định trong từng giai đoạn, HĐQT phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng phê duyệt chiến lược và khẩu vị RRTD. Đồng thời, chiến lược và khẩu vị RRTD phải được đánh giá lại theo định kỳ hoặc khi có các yếu tố tác động làm thay đổi chiến lược và khẩu vị
20
RRTD. Ngoài ra chiến lược và khẩu vị RRTD phải được truyền đạt trong toàn hệ thống ngân hàng và am hiểu đến từng nhân viên.