Phân loại tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 25 - 26)

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại tín dụng ngân hàng, tùy theo mục đích nghiên cứu. Một số các tiêu chí phổ biến, được trình bày trong nhiều giáo trình như Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013), Lê Văn Tề (2013) Nguyễn Minh Kiều (2009) và trong các nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Văn Tuấn (2015), Nguyễn Thị Thu Đông (2012) gồm thời hạn cho vay, hình thức đảm bảo, đối tượng khách hàng. Trong đó:

1.1.3.1 Dựa trên thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: Là những hoạt động tín dụng từ 1 năm trở xuống. Các khoản tín dụng này thường được dùng để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu và nhu cầu chi tiêu cá nhân trong ngắn hạn.

- Tín dụng trung hạn: là những hoạt động tín dụng có thời hạn từ trên 1 đến 5 năm, phục vụ những nhu cầu liên quan đến việc đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào các dự án lớn có nguy cơ thu hồi vốn nhanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn này để hình thành nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể sử dụng để mua sắm các tài sản có giá trị lớn hay đầu tư bất động sản.

- Tín dụng dài hạn: Các hoạt động tín dụng có thời hạn trên 5 năm và thường được sử dụng làm nguồn vốn cho các dự án dài hạn như xây dựng nhà ở, các dự án xây dựng cơ sở vật chất công cộng...

1.1.3.2 Dựa trên hình thức đảm bảo

- Tín dụng có đảm bảo: là các khoản tín dụng mà khách hàng cam kết sử dụng tài sản của mình đang sở hữu hoặc đang sử dụng như nhà cửa, máy móc, thiết bị... để đảm bảo cho khoản vay hoặc có sự bảo lãnh của người thứ 3 khi khách hàng không thể trả đủ gốc và lãi khi tới hạn thanh toán. Biện pháp bảo đảm thường áp dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng thường là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba.

- Tín dụng không có đảm bảo: Đây là hoạt động cấp tín dụng chỉ dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng, không áp dụng bất kỳ biện pháp bảo đảm tín dụng nào. Đây là hình thức cấp tín dụng có mức độ rủi ro cao nên thường ngân hàng chỉ áp dụng cho những khách hàng có uy tín và khả năng trả nợ tốt.

1.1.3.3 Căn cứ vào đối tượng khách hàng

- Tín dụng đối với khách hàng là pháp nhân: khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh, có nhu cầu vay vốn cao chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sản xuất hoặc dự án đầu tư. Mục đích vay vốn của các pháp nhân là doanh nghiệp trong nền kinh tế là để thực hiện sản xuất kinh doanh.

- Tín dụng đối với khách hàng là thể nhân: là những khách hàng có quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu cá nhân hoặc sản xuất, đầu tư quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 25 - 26)