Định hướng hoạt động tín dụng tại Agribank CN Nam Đồng Nai

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 75 - 78)

- CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI

3.1Định hướng hoạt động tín dụng tại Agribank CN Nam Đồng Nai

Bám sát những giải pháp chủ yếu và định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011, mục tiêu và giải pháp trọng tâm năm 2009, Agribank chi nhánh Nam Đồng Nai đã cụ thể hóa thành các giải pháp chính phù hợp với tình hình kinh doanh của chi nhánh để triển khai thực hiện trong thời gian tới:

1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn từ thị trường, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các dự án tín dụng nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng.

2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ đầu năm và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng; đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh. Chi nhánh cơ cấu lại dư nợ theo hướng giảm dần ở một số doanh nghiệp đang có dư nợ lớn, nhằm phân tán rủi ro, đồng thời nâng tỷ trọng cho vay hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đơn vị đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, thận trọng những dự án mới, cho vay có chọn lọc để an toàn vốn...

3. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ xấu gia tăng. Đối với các trường hợp chây ỳ nhận nợ và trả nợ vay, chi nhánh áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan toà án.

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy chi nhánh, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

5. Tiến hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

6. Thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động của ngân hàng hội sở về hoạt động tín dụng. Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

7. Mở rộng tín dụng trung và dài hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy động.

Tỷ lệ nợi cho vay nông nghiệp, nông thôn Khoảng 70% tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu Dưới 3%

Lợi nhuận trước thuế Tăng 5%

Thu hoạt động dịch vụ Tăng từ 25 - 30%

Nguồn: Ngân hàng Agribank CN Nam Đồng Nai

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 75 - 78)