- CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI
2.2.1 Các quy định liên quan đến chất lượng tín dụng của Agribank
2.2.1.1 Các quy định của NHNN về hoạt động cấp tín dụng
NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm nhận tiền gửi, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và cấp tín dụng. Điều này được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH12, được sửa đổi bổ sung vào năm 2017 theo Luật 17/2017/QH14. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của các NHTM trong đó có Agribank còn được quy định bằng các văn bản dưới luật như Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, Thông tư 04/2013/TT-NHNN về hoạt động chiết khấu của tổ chức tín dụng, Thông tư số 21/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2013/TT-NHNN....Ngoài ra còn có các Nghị quyết, thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan đến việc mua, bán và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thông qua công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bên cạnh đó, với vai trò là ngân hàng đi đầu trong việc cấp vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, hoạt động cấp tín dụng của Agribank còn chịu ảnh hưởng bởi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp. Những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM kể trên đã tạo ra khung pháp
lý để ngân hàng thực hiện đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng ở mức cao gây ảnh hưởng tiêu cực cho ngân hàng và hệ thống ngân hàng.
2.2.1.2 Các quy định trong chính sách tín dụng của Agribank
Chính sách tín dụng được đánh giá là kim chỉ nan cho hoạt động tín dụng nói chung và kiểm soát chất lượng tín dụng nói riêng. Agribank dựa trên chiến lược kinh doanh đã ban hành chính sách tín dụng. Tùy theo môi trường vĩ mô mà hàng năm ban điều hành của Agribank sẽ thực hiện điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp. Cụ thể Hội động thành viên ban hành Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NGân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ngày 09/4/2019... . Trong đó, chính sách tín dụng của Agribank quy định cụ thể:
(1) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng từ cấp Hội sở đến chi nhánh: Quy định ở góc độ chi nhánh cơ cấu tổ chức gồm Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng. Tuy nhiên, tại cấp chi nhánh chưa có phòng quản lý rủi ro nhằm đảm bảo nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro tín dụng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế. Mô hình tổ chức thực hiện tín dụng không theo mô hình chuyên môn hóa mà là mô hình tập trung. Một cán bộ tín dụng sẽ phụ trách toàn bộ các nội dung trong quy trình tín dụng nhằm tạo mối quan hệ thân quen cũng như đảm bảo quá trình giao dịch tín dụng được xuyên suốt giữa khách hàng và nhân viên. Điều này được xác định phù hợp với đối tượng khách hàng cá nhân chủ yếu là nông dân thay vì mô hình chuyên môn hóa tốn kém thời gian, chi phí. Theo cơ cấu tổ chức trong hình 2.2, toàn bộ nhân viên tín dụng trực thuộc phòng kinh doanh tổng hợp. Đội ngũ nhân viên tín dụng tại chi nhánh hiện nay có 10 người, phụ trách các nhiệm vụ trong quy trình tín dụng đều có trình độ đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng hoặc quản trị kinh doanh - phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kỹ năng theo quy định. Tuy nhiên, phần lớn các nhân viên còn khá trẻ nên kinh nghiệm trong việc đánh giá khách hàng vay còn hạn chế.
(2) Phân quyền phán quyết tín dụng tùy theo cấp chi nhánh: Mức phán quyết tín dụng phân quyền cho các chi nhánh ở mức cao. Theo quy định của văn bản mới nhất, mức phán quyết tín dụng dành cho chi nhánh Nam Đồng Nai là 30 tỷ đồng đối với giám đốc chi nhánh và 50 tỷ đồng đối với Hội đồng quyết định tín dụng. Việc
Chỉ tiêu
vượt mức kế hoạch
phân quyền phán quyết tín dụng ở mức cao cho các chi nhánh giúp chi nhánh chủ động trong việc đạt được kế hoạch kinh doanh, tiết kiệm được thời gian trong quá trình giao dịch các hợp đồng lớn với khách hàng.
(3) Đối tượng khách hàng vay vốn tại Agribank, những đối tượng và nhu cầu vốn không được vay: Quy định rõ khách hàng cá nhân, tổ chức được vay vốn theo kết quả phân tích các yếu tố định tính, định lượng và kết quả xếp hạng tín nhiệm. Các trường hợp không được vay vốn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật cũng như dựa vào mức độ rủi ro, đề xuất tín dụng của cán bộ tín dụng. Khẩu vị rủi ro tín dụng của ngân hàng Agribank dành cho cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở mức khá cao khi chấp nhận cho những khách hàng vay trong ngành nông nghiệp có hạng tín nhiệm ở mức B vay vốn. Những cá nhân, doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác phải đạt từ hạng tín nhiệm BB trở lên.
(4) Những trường hợp hạn chế cho vay: Quy định của Agribank tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời cũng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ và đề xuất tín dụng của cán bộ tín dụng.
(5) Nguyên tắc điều kiện vay vốn: tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật như khách hàng vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc tư cách pháp nhân; có phương án vay vốn khả thi hiệu quả; có khả năng trả nợ theo cam kết trong hợp đồng...
(6) Quy trình tín dụng: quy định chi tiết các bước trong quy trình tín dụng theo sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân và cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, quy trình trong nghiệp vụ bảo lãnh, quy trình nghiệp vụ chiết khấu. Trong đó, quy trình cho vay được thiết kế đơn giản dựa trên 6 bước của quy trình tín dụng lý thuyết, chưa có sự phân nhóm khách hàng để phù hợp với đặc điểm khách hàng vay (Phụ lục 01)
(7) Kỹ thuật cấp tín dụng: dựa trên các quy định của pháp luật, Agribank chi tiết, cụ thể hóa các nội dung nghiệp vụ phải triển khai liên quan đến các hình thức cấp tín dụng như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán.
(8) Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ: được phân chia thành 2 nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng được xây dựng bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Dựa trên điểm tín nhiệm của khách hàng, ngân hàng sẽ xếp hạng tín nhiệm khách hàng, từ đó để có căn cứ lượng hóa mức độ rủi ro và làm cơ sở hỗ trợ ra quyết định tín dụng, xác định các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng phù hợp cũng như thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, phân loại nợ theo quy định... Quy trình chấm điểm xếp hạng tín nhiệm của Agribank cụ thể được trình bày trong phụ lục 02.
Như vậy, Agribank luôn chú trọng đến việc xây dựng, sửa đổi chính sách tín dụng theo hướng cập nhật quy định văn bản của pháp luật nhằm đảm bảo chuẩn hóa nghiệp vụ cũng như đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển ngân hàng đề ra. Chính sách tín dụng do Agribank ban hành là cơ sở để các chi nhánh triển khai hoạt động cấp tín dụng theo quy định.