Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 40 - 41)

Vietcombank là một trong những NHTM lớn trong hệ thống ngân hàng và là một trong những ngân hàng đầu tiên được áp dụng Basel II theo quyết định của NHNN. Để đạt được kết quả đó, Vietcombank đã luôn chú trọng công tác kiểm soát chất lượng tín dụng trong quá trình hoạt động. Cụ thể:

- Chiến lược phát triển với định hướng rõ ràng tận dụng lịch sử phát triển dựa trên các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế cùng với mở rộng tín dụng bán lẻ để đa dạng hóa danh mục tín dụng, phân tán rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời, trở thành một trong những Tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam. Dựa trên chiến lược phát triển, Vietcombank đã ban hành các chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với các quy định của NHNN và liên tục cập nhật điều chỉnh để tiếp cận với các chuẩn mực cao hơn của thông lệ quốc tế trong quản trị rủi ro nói chung và đảm bảo chất lượng tín dụng nói riêng. Mặc dù vẫn thực hiện phân

quyền tín dụng cao cho các chi nhánh, vẫn sử dụng nhân viên tín dụng phụ trách các nội dung từ khâu quan hệ khách hàng đến thanh lý tín dụng, nhưng Vietcombank vẫn duy trì được chất lượng tín dụng ở mức thấp là do chính sách tín dụng chặt chẽ, mức độ chấp nhận rủi ro trong quan hệ tín dụng thấp - chỉ những khách hàng được đánh giá là ít rủi ro mới được cấp tín dụng.

Để đo lường rủi ro tín dụng, không chỉ dựa vào chất lượng nhân viên ngày càng được cải thiện nâng cao thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo mà còn dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ được xây dựng chi tiết gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng phù hợp với đặc điểm quy mô hoạt động và từng nhóm ngành nhằm đánh giá rủi ro của từng khoản vay, và cả danh mục tín dụng theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiên đại. Đối với các khoản vay cá nhân, hệ thống xếp hạng tín nhiệm được chia thành 2 hệ thống dựa trên mục đích sử dụng vốn vay tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh. Điều này giúp cho việc đo lường rủi ro tín dụng đối với từng khoản vay được chính xác hơn.

Mỗi chi nhánh đều có bộ phận quản lý rủi ro để hỗ trợ ban lãnh đạo chi nhánh trong hoạt động quản trị chi nhánh nói chung, quản trị rủi ro nói riêng. Bên cạnh đó, do các chi nhánh có tính tự quyết cao nên bản thân các chi nhánh chủ động gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, thông qua hệ thống công nghệ thông tin, Phòng quản trị rủi ro hội sở sẽ có thể hỗ trợ chi nhánh trong việc đánh giá đo lường rủi ro danh mục, đề xuất kế hoạch phát triển hoạt động tín dụng hàng năm cho chi nhánh dựa trên mức độ rủi ro danh mục và đặc điểm, năng lực hoạt động của từng chi nhánh, góp phần khai thác được lợi thế nhưng đảm bảo được mức độ rủi ro trong mức độ cho phép.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w