- CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI
3.3.1 Kiến nghị dành cho Agribank Hội sở
3.3.1.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng
Điều chỉnh chính sách cho vay nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả, các khách hàng chiến lược, truyền thống phải được hưởng các ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc cần thiết của NHTM. Trong đó, cần xây dựng quy trình tín dụng cụ thể cho từng nhóm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân với cá nhân sản xuất kinh doanh và cá nhân tiêu dùng khác nhau. Mỗi đối tượng khách hàng vay vốn cần có quy trình riêng để phục vụ cho việc nhận diện, đo lường và xử lý rủi ro phù hợp.
Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý,
điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Yêu cầu chặt chẽ các chi nhánh phải chủ động tuân thủ nghiêm túc các quy định về đa dạng hóa danh mục tín dụng, phân tán rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Gia tăng giám sát cũng như có cơ chế xử phạt khen thưởng phù hợp với tình hình hoạt động của từng chi nhánh. Nên xây dựng hệ thống xếp hạng đánh giá hoạt động của từng chi nhánh để có cơ sở khen thưởng xử phạt khách quan.
3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ chung cần đưa thêm yếu tố đánh giá liên quan đến khu vực địa lý bởi đây cũng là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - yếu tố tự nhiên có tác động lớn đến phương án vay vốn.
Đối với khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh cũng cần được phân theo nhóm ngành nghề kinh doanh như doanh nghiệp bởi vì mỗi ngành nghề hoạt động có rủi ro nội tại khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm có tiêu chí liên quan đến ngành nghề cũng giúp chi nhánh thuận tiện hơn trong việc nhận diện, đo lường rủi ro liên quan đến khoản vay và toàn danh mục cho vay.
3.3.1.3 Chủ động đề xuất với Trung tâm thông tin tín dụng - CIC trong việc cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng vay
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTD, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các thông tin của CIC được thu thập, xử lý thông tin thị trường, thông tin của các cơ quan quản lý doanh nghiệp hay do các doanh nghiệp cung cấp nhằm mục đích quảng cáo và các thông tin từ các ngân hàng trong đó thông tin từ các ngân hàng là nguồn quan trọng nhất vì nó phản ánh mọi mặt của thông tin TD. Do đó, các NHTM phải thường xuyên cung cấp thông tin cho CIC để phục vụ lợi ích của chính mình.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về khách hàng vay và thông tin về xếp loại khách hàng vay là cơ sở để các TCTD xem xét, quyết định cho vay, CIC và các đơn vị, các tổ chức liên quan cần:
S CIC cần có bộ phận chuyên cập nhật, xử lý thông tin. Nhân viên trong bộ phận này phải là những người có chuyên môn cao, có kiến thức sâu rộng và nhiều lĩnh vực.
S Đẩy mạnh việc đôn đốc các TCTD báo cáo thông tin, tăng cường việc thu thập xử lý, quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt. Đồng thời CIC đẩy mạnh việc khai thác sử dụng thông tin tín dụng rộng rãi, đại trà ở tất cả các loại hình tín dụng, các địa bàn tỉnh, thành phố.
S Các chi nhánh NHNN tỉnh định kỳ hàng tháng, hàng quý thường xuyên kiểm tra đối chiếu số liệu của các chi nhánh TCTD trên địa bàn để dôn đốc các TCTD báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời số liệu cho CIC. Thực hiện đúng báo cáo định kỳ về công tác thông tin TD và đề xuất phản ứng kịp thời cho CIC những khó khăn vướng mắc tại địa phương để xử lý kịp thời.