Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 26 - 27)

Rủi ro tín dụng tồn tại tất yếu trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng. Rủi ro tín dụng, theo Besis J (2012), là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản tín dụng của ngân hàng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”. Theo định nghĩa của Timothy W.Koch, một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trể hạn (Trích từ Hồ Diệu, 2003). Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng rủi ro tín dụng là “khả năng mà khách hàng vay

hoặc đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”.

Từ các khái niệm trên có thể thấy rằng quan điểm về rủi ro tín dụng có thể được diễn đạt dưới hình thức khác nhau, tuy nhiên, về bản chất rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng. Rủi ro tín dụng làm tăng tình trạng căng thẳng thanh khoản của ngân hàng, do làm thay đổi dự trữ ngân quỹ của ngân hàng. Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng, khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý tài sản đảm bảo luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra. Nếu rủi ro tín dụng kéo dài gây ra thua lỗ và thất thoát vốn lớn sẽ làm cho các NHTM đối diện với nguy cơ phá sản. Một ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự bền vững của hệ thống ngân hàng. Rủi ro tín dụng được thể hiện thông qua chất lượng tín dụng, vì vậy, nghiên cứu về chất lượng tín dụng là một chủ đề mang tính cấp thiết ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w