Nghĩa của việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 28 - 30)

1.2.2.1. Đối với ngân hàng

Mục tiêu sống còn của các ngân hàng là kinh doanh thu được lợi nhuận nhưng phải đảm bảo an toàn cho ngân hàng, do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. Quản lý chất lượng tín dụng sẽ tránh cho ngân hàng rời vào tình trạng kinh doanh thua lỗ do chi phí cao mà nguồn thu không đảm bảo vì khách hàng không trả được nợ. Nếu tình trạng nợ xấu cao, kéo dài sẽ dẫn đến phá sản. Điều này không chỉ làm cho một ngân hàng sụp đổ mà ảnh hưởng đến sự bền vững của hệ thống (Nguyễn Văn Tuấn, 2015).

Thông qua đảm bảo chất lượng tín dụng, ngân hàng mới thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, điều tiết luân chuyển nguồn tiền trong nền kinh tế từ chủ thể thừa tiền sang chủ thể thiếu tiền. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập, gia tăng lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng kinh doanh, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Đồng thời, một ngân hàng có chất lượng tín dụng cao là một trong những dấu hiệu cho thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả, sẽ giúp khách hàng đánh giá cao

hơn, tin tưởng hơn vào hoạt động của ngân hàng. Điều này giúp ngân hàng gia tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Như vậy, nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp ngân hàng “quyết định chất lượng bảng tổng kết tài sản, sự phát triển bền vững tài chính của NHTM” (Nguyễn Đức Thảo, 2004). Khi chất lượng tín dụng cao, ngân hàng sẽ cắt giảm được chi phí đầu vào, giảm tổn thất do rủi ro, gia tăng lợi nhuận, từ đó đạt được sự phát triển bền vững.

1.2.2.2. Đối với khách hàng vay vốn

Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của ngân hàng, còn mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng vay. Khi khách hàng đề nghị vay vốn, nếu ngân hàng thực hiện tốt việc đảm bảo chất lượng tín dụng, khách hàng phải chứng minh được tính hiệu quả, khả thi của phương án vay vốn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ. Điều này làm cho khách hàng vay chủ động trong việc lựa chọn các phương án, dự án vay vốn phù hợp với năng lực cũng như đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường nhằm đảm bảo tính hiệu quả của phương án vay vốn. Từ đó, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và gia tăng vị thế trên thị trường.

Khâu giám sát tín dụng là một bước quan trọng của quy trình tín dụng. Khách hàng vay trong suốt thời gian vay phải chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng, vì vậy, người vay phải nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, phát triển sản xuất hoặc đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ. Nói cách khác, việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ là một trong những động lực thôi thúc khách hàng vay cải thiện năng lực bản thân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ.

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế

Các khoản nợ xấu được ví von như cục máu đông của nền kinh tế, cho thấy tác động của rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng mà còn đến nền kinh tế (Nguyễn Thị Thu Đông, 2012). Do đó, khi chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao sẽ đảm bảo cho nguồn vốn được lưu thông hiệu quả, thúc đẩy

luân chuyển hàng hóa, góp phần không nhỏ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Neu chất lượng tín dụng của ngân hàng ở mức cao, ngân hàng sẽ tạo được lòng tin cho công chúng, từ đó, làm cho khách hàng tin tưởng, gửi tiền vào ngân hàng. Đây là yếu tố quan trọng tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện chức năng cấp tín dụng cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Nói cách khác, ngân hàng sẽ thực hiện tốt vai trò là trung gian tài chính, phân bổ điều hòa nguồn vốn hợp lý trong xã hội, giải quyết được quan hệ cung cầu tiền tệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNHNAM ĐỒNG NAI 10598312-1275-234303.htm (Trang 28 - 30)