Tính hữu ích

Một phần của tài liệu 2463_012754 (Trang 38 - 39)

Cảm nhận về tính hữu ích là "mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất đối với công việc của mình" (Davis 1989, tr. 320). Trong bối cảnh của TMĐT, PU đề cập đến mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng thanh toán bằng ví điện tửu sẽ tăng cường hiệu quả của họ trong việc mua các hàng hóa hoặc dịch vụ.

Thang đo “cảm nhận về tính hữu ích” trong luận văn được sử dụng kế thừa từ nghiên cứu của Lin (2007), thang đo này được Lin (2007) điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mua sắm trực tuyến từ thang đo gốc của Davis (1989). Theo Lin (2007), “cảm nhận về tính hữu ích” của mua sắm trực tuyến được đo lường bằng 3 chỉ tiêu cụ thể đó là: dễ dàng so sánh các sản phẩm, tiếp cận được những thông tin hữu ích và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Bên cạnh các thang đo kế thừa của Lin (2007), thông qua nghiên cứu định tính tác giả nhận thấy rằng nhiều người tiêu dùng có ý định mua sắm trực tuyến bởi vì họ cảm thấy rằng phương thức mua sắm này giúp họ mua được những sản phẩm không sẵn có ở nơi họ sinh sống, quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của Abbad và cộng sự (2011).

Trong nghiên cứu mô hình TAM của Davis và cộng sự (1989), nhận thức sự hữu ích được đề cập đến mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một sản phẩm công nghệ cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công việc của mình, giúp cho việc cảm nhận giá trị của sản phẩm đó được tăng lên. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng nhận thức sự hữu ích có liên quan tích cực đến nhận thức về giá trị của người dùng như nghiên cứu của Amoroso và cộng sự (2012) về thanh toán di động tại Nhật Bản. Khi cảm nhận tính hữu ích của dịch vụ càng cao thì nhận thức về giá trị dịch vụ của người tiêu dùng cũng càng cao.

Do đó giả thuyết sau đây được đề xuất:

H2: Sự hữu ích có tác động dương đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử.

Một phần của tài liệu 2463_012754 (Trang 38 - 39)