3.2.2.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Trong bước này, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc của thang đo để sử dụng cho nghiên cứu chính thức. thang đo được đánh giá bằng phương pháp định lượng (định lượng sơ bộ) thông qua việc khảo sát 100 khách hàng, đối tượng khảo sát là những người hiện đang sinh sống
tại TP.HCM có sử dụng ví điện tử. Cách lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác xuất - mẫu thuận tiện. Các biến đo lường này được đánh giá thông qua: việc đánh
giá độ tin cậy của thang đo bằng việc kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm tra hệ số tải nhân tố của các biến quan sát. Các biến quan sát thoả mãn các điều kiện đánh
giá trên sẽ được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
3.2.2.2. Nghiên cứu định lượng chính thức
Bảng câu hỏi sau khi được xây dựng xong, tác giả đưa vào khảo sát thực tế. Sau khi thu thập thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát thì tiến hành xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 dựa trên kết quả của hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình hồi quy và kiểm định. Dữ liệu được mã hoá thành các biến, nhập và làm sạch dữ liệu trước khi xử lý nhằm mục đích phát hiện các sai sót như khoảng trống hoặc trả lời không hợp lệ.
Thông tin thu thập được sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý qua các bước:
3.2.2.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo
Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 22 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó:
Cronbach’ s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.257, 258) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha
có giá trị từ 0.6 trở lên là sử dụng được. về mặt lý thyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (0.95) thì xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.350 - 351).