Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu 2463_012754 (Trang 86 - 90)

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị cho các nhà cung ứng dịch vụ ví điện tử và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc làm tăng ý định sử dụng thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng trong tương lai.

Thứ nhất, tăng cường nhận thức về sự hữu ích và tính dễ sử dụng của ví điện tử. Một trong những lợi thế lớn nhất của ví điện tử là giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian. Do đó, hiện nay các nhà cung ứng ví điện tử thường liên kết thanh toán với các đơn vị bán hàng trực tuyến như chotot.com, Lazada.vn, Dienmay.com, Shopee.vn, Tiki.vn... để đưa ra mức giảm giá khác nhau (2% cho đến 10%) cho những khách hàng mua hàng trực tuyến và các chương trình giờ vàng giảm giá rất mạnh nhằm tạo ra nhu cầu cho khách hàng cũng như thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng trực tuyến. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể gửi mail thông báo đến cho khách hàng các thông tin về sản phẩm mới cũng như các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên khảo sát để thu thập ý kiến của người tiêu dùng về tính năng, các rủi ro trong khi sử dụng, những bất lợi và giá trị mà ví điện tử mang lại, qua đó có những chính sách và biện pháp cải thiện giúp cho sản phẩm ngày càng đáp ứng với nhu cầu của khách hàng. Tăng cường các hoạt động khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trải nghiệm và quan tâm. Đưa ra chính sách quảng cáo phù hợp về lợi ích và giá trị của việc thanh toán trên nhiều kênh khác nhau, tiện lợi trong quá trình mua sắm, người tiêu dùng không phải di chuyển nhiều.

Thứ hai, tiếp tục cải thiện các khía cạnh rủi ro nhằm giảm thiểu nhận thức rủi ro của người tiêu dùng khi sử dụng ví điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử cần chỉ định chính sách tính phí rõ ràng và dễ hiểu cho người tiêu dùng, tránh những giải thích lòng vòng, mơ hồ, không rõ ràng. Việc giới thiệu các quy định tài chính phải dựa trên sự hiểu biết, kiến thức của phần lớn người tiêu dùng. Thông tin giao dịch phải được báo cáo một cách minh bạch và thường xuyên cho người tiêu dùng. Đặc biệt, các tài khoản nên được cảnh báo về giao dịch bất thường và được xác nhận ngay lập tức để tránh tổn thất nghiêm trọng.

Chính sách bảo vệ quyền riêng tư và thủ tục yêu cầu cũng cần phải rõ ràng, Các nhà cung cấp dịch vụ không chỉ cung cấp các biện pháp bảo vệ an ninh cho tài khoản mà còn cả một số chính sách khắc phục và bảo hành. Đồng thời phải có

những văn bản pháp chế quy định về thông tin cá nhân cũng như quyền riêng tư của người tiêu dùng khi sử dụng hình thức thanh toán điện tử nói chung và thanh toán ví điện tử nói riêng. Có chế tài nghiêm khắc với những trường hợp bán thông tin người tiêu dùng cho các nhà cung cấp dịch vụ khác. Nhà cung cấp nên chủ động trong việc theo dõi, cập nhật tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để cảnh báo cũng như kịp thời phòng chống, xử lý các rủi ro.

Hệ thống dịch vụ của ví điện tử phải được thiết kế tốt để quy trình thanh toán đơn giản và dễ thực hiện. Giao diện thanh toán phải trực quan, dễ hiểu và dễ điều hướng. Số lượng các thao tác liên quan đến quy trình cần được giảm thiểu để giảm độ phức tạp và phản hồi đầy đủ cho người tiêu dùng về các thao tác, tình trạng giao dịch để tránh mọi hiểu lầm không đáng có.

Hướng dẫn chi tiết và đơn giản hóa các quy trình thanh toán khi sử dụng ví điện tử để người tiêu dùng đỡ mất thời gian trong lần đầu sử dụng. Cải thiện thời gian thanh toán và thời gian khắc phục lỗi thanh toán. Hạn chế các chương trình quảng cáo không phù hợp với khách hàng để tránh việc tốn thời gian và gây khó chịu cho khách hàng. Phối hợp chặt chẽ với người bán hàng và người tiêu dùng trong việc giảm thiểu thời gian khắc phục các thanh toán bị lỗi.

Thứ ba, xây dựng niềm tin đối với khách hàng. Để xây dựng niềm tin với người tiêu dùng, các nhà cung ứng dịch vụ cần xây dựng chính sách về bảo hành, bồi thường và khiếu nại của khách hàng một cách rõ ràng, dễ hiểu. Các chính sách về bồi thường đối với hàng hóa cần phải có các quy định điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể, cần thông báo rõ các trường hợp không được bồi thường cho khách hàng biết trước khi tiến hành giao dịch. Đối với những trường hợp khiếu nại hoặc phàn nàn của khách hàng cần phải giải quyết nhanh và hợp lí đúng với các chính sách đã được công bố, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Công tác giải quyết bồi thường và khiếu nại đòi hỏi phải có nguồn lực được đào tạo chuyên nghiệp và nghiêm túc thực hiện theo chính sách của công ty, tránh tình trạng gây phiền phức, đổ lỗi cho các bên liên quan.

Mặt khác, niềm tin của khách hàng cũng phụ thuộc vào cảm nhận của họ về danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, các nhà cung ứng cần phải xây dựng danh tiếng của mình để qua đó nâng cao niềm tin của khách hàng. Để xây dựng danh tiếng, các nhà cung ứng dịch vụ có thể thực hiện bằng cách quảng cáo cho thương hiệu của mình thông qua các kênh khác nhau, đặc biệt thông qua các kênh như diễn đàn, mạng xã hội vì đây là các kênh xây dựng danh tiếng rất hiệu quả. Bởi vì chi phí để quảng bá trên kênh này thường thấp hơn, mặt khác người tiêu dùng tin tưởng vào bình luận, nhận xét của người khác hơn là những thông tin được cung cấp bởi người cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, các bình luận nhận xét của khách hàng có thể tốt hoặc xấu. Do đó, để xây dựng danh tiếng của mình, nhà cung ứng cần phải thống nhất giữa lời nói và hành động, cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ.

Bên cạnh những vấn đề đã gợi ý ở trên, các nhà cung ứng dịch vụ cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng có đầy đủ các kỹ năng trong giao tiếp, nhưng điều đặc biệt quan trọng là đội ngũ nhân viên này phải am hiểu các chính sách của nhà bán lẻ giúp doanh nghiệp thống nhất giữa lời nói và hành động. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên này phải am hiểu về sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp, bởi vì niềm tin của khách hàng vào nhà bán lẻ sẽ tăng khi khách hàng cảm thấy nhân viên am hiểu về những sản phẩm mà họ cung cấp. Khi đội ngũ nhân viên am hiểu sản phẩm mà họ cung cấp, họ còn có thể tư vấn đưa ra các phương án phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của khách hàng qua đó giúp khách hàng tin tưởng hơn vào các nhà cung ứng dịch vụ.

Thứ tư, ảnh hưởng xã hội đại diện cho tác động xã hội từ những người quan trọng, chẳng hạn như người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... cho rằng khách hàng nên sử dụng ví điện tử. Nếu những người có mối quan hệ gần gũi với khách hàng đang sử dụng ví điện tử để mua sắm, thanh toán trực tuyến... thì những gợi ý, lời khen. của họ đều có ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng. Do đó, các nhà cung cấp ứng dụng ví điện tử cần chú trọng đến các vấn đề về chương trình tiếp thị cho các tổ chức, tập thể và đưa ra các chương

trình khuyến mãi cho việc giới thiệu người quen cùng tham gia mua hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải hết sức xem xét về tình hình thu nhập, hoàn cảnh kinh tế của từng đối tượng khách hàng. Từ đó có thể định giá các mức phí thanh toán hoặc lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở mức hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử. của người tiêu dùng.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, đó chính là sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các nhà cung ứng dịch vụ, nếu đơn vị nào hoạt động có uy tín sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và được cấp chứng chỉ trên gian hàng/trang web của họ, những thông tin này sẽ giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá để công bố và cấp chứng chỉ này phải được tiến hành thường xuyên, tránh tình trạng các đơn vị này hoạt động uy tín trong thời gian đầu, khi đạt được chứng nhận lại làm ăn gian dối.

Một phần của tài liệu 2463_012754 (Trang 86 - 90)