Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu 2463_012754 (Trang 83 - 86)

Kết quả từ cuộc khảo sát với 244 người tiêu dùng ví điện tử đã chỉ ra rằng mô hình này có thể giải thích tác động của các nhân tố đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử.

Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 06 khái niệm cần được đo lường là tính dễ sử dụng, sự hữu ích, nhận thức rủi ro, ảnh hưởng của xã hội, sự thỏa mãn và ý định tiếp tục sử dụng. Tất cả 17 biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và sẵn sàng cho các phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích EFA cho thấy tất cả các biến đều đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu tác động của các nhân tố đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử được thực hiện trong điều kiện thị trường người tiêu dùng sinh sống tại TP.HCM đã cho thấy những tương đồng và sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây.

Một là, tính hữu ích và dễ sử dụng có tác động dương đến sự hài lòng của người tiêu dùng khi sử dụng ví điện tử. Lợi ích của ví điện tử so với các hình thức thanh toán khác rất quan trọng đối với người tiêu dùng khi họ đưa ra quyết định. Người tiêu dùng sẽ thấy hài lòng hơn nếu sự hữu ích và tính dễ sử dụng về sản phẩm cao hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hữu ích có tác động lớn đến đến sự hài lòng của khách hàng, điều này khá tương đồng với các nghiên cứu đã có từ trước của Lin (2007), Abbad và cộng sự (2011), mô hình TAM của Davis và cộng sự (1989), Amoroso và cộng sự (2012).

Hai là, ảnh hưởng của xã hội có tác động dương đến ý định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của xã hội được đo lường

bằng 3 chỉ tiêu đó là: ảnh hưởng của bạn bè, gia đình và người quen theo thang đo của Bhattacherjee (2000), thang đo này đã được Lin (2007) kiểm định.

Ba là, nhận thức rủi ro có tác động âm đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử. Tất cả các khía cạnh trong nhận thức rủi ro đều có tác động không tốt đến việc cảm nhận giá trị của người tiêu dùng khi sử dụng ví điện tử. Mặc dù người tiêu dùng đánh giá ví điện tử có nhiều rủi ro nhưng họ vẫn cho rằng ví điện tử mang lại sự hài lòng khi sử dụng. Tuy nhiên chỉ số này đã phần nào phản ánh nhận thức rủi ro có tác động không tốt đến việc giữ chân người tiêu dùng của nhà cung cấp. Trong bài nghiên cứu này, nhận thức rủi ro là nhận thức của người sử dụng về những khả năng có thể gây thiệt hại cho họ khi sử dụng ví điện tử. Các rủi ro trong thanh toán điện tử bao gồm: rủi ro về tài chính, rủi ro về sự riêng tư và nguy cơ bảo mật. Kết quả hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của (Pavlou, 2003), Corbitt và cộng sự (2003), Hsin Chang và Wen Chen (2008) cũng như Dai và cộng sự (2014) kiểm định trong các nghiên cứu tương tự.

Bốn là, sự hài lòng thể hiện thái độ và đánh giá tổng thể của người tiêu dùng sau khi sử dụng dịch vụ. Khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử, người tiêu dùng đánh giá cao sự hài lòng sẽ có xu hướng tiếp tục sử dụng. Nó là nhân tố có tác động không kém đến ý định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, tác động của sự hài lòng đến ý định tiếp tục sử dụng bị giảm so với các nghiên cứu trước đây của C.-L. Hsu và cộng sự (2015), Bhattacherjee (2001) và Deng và cộng sự (2010).

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu của luận án bao gồm mô tả đặc điểm mẫu khảo sát và các kết quả kiểm định thang đo, giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy tất cả các thang đo các khái niệm đo lường đều đạt được độ tin cậy, giá trị phân biệt và hội tụ.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu 2463_012754 (Trang 83 - 86)