theo đặc điểm cá nhân
4.5.1. Sự khác biệt theo nhóm nhân viên
Theo kết quả thống kê mô tả nhóm nhân viên văn phòng có 53 nhân viên, nhân viên kinh doanh có 197 nhân viên:
Levene's Test Kiểm định t về trung bình của hai nhóm độc lập F Sig. T Bậc tự do Sig. (2 phía) Khác biệt về trung bình Sai số chuẩ n
Khoảng tin cậy 95% ' Giới hạn dưới Giới hạn trên Tầ n suấ , 440 508, -,852 48 2 395, 5-,074 ,0875 47 -,2 ,098 -,92 4 92,720 , 358 -,074 5 ,0806 -,2 35 ,086
Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn
Tần suất Nam 141 4,083 ,499
Nữ 109 4,016 ,641
Nguồn: Kết quả kết xuất SPSS (2020)
71
Bảng 4.25. Kiểm định trung bình 2 nhóm độc lập
Nguồn: Kết quả kết xuất SPSS (2020)
Kiểm định Levene trong Bảng 4.25 cho thấy, giá trị Sig.= 0,508 (> 0,05), vì thế không có đủ cơ sở để khẳng định phương sai về sự hài lòng trong công việc của hai nhóm nhân viên là khác nhau. Số liệu ở dòng thứ 1 trong Bảng 4.25 thể hiện kết quả kiểm định T-test về sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc giữa hai nhóm nhân viên kinh doanh và văn phòng. Ta thấy, giá trị Sig.= 0,395 (> 0,05). Kết hợp với mẫu nghiên cứu, sự hài lòng trong công việc của nhân viên giữa hai nhóm nhân viên là không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
Vậy, giả thuyết H10: Có sự khác nhau về sự hài lòng trong công việc giữa hai nhóm nhân viên (nhân viên văn phòng và nhân viên kinh doanh) bị bác bỏ.
4.5.2. Sự khác biệt về giới tính
Theo kết quả thống kê mô tả nhóm nam có 141 nhân viên, nữ có 109 nhân viên:
Levene's Test Kiểm định t về trung bình của hai nhóm độc lập F Sig. T Bậc tự do Sig. (2 phía) Khác biệt về trung bình Sai số chuẩ n
Khoảng tin cậy 95% ' Giới hạn dưới Giới hạn trên Tầ n suấ 3,515 , 062 933, 248 352, ,067 ,072 75 -,0 ,209 , 904 199,06 367, ,067 ,074 80 -,0 ,214 Biến kiểm định________ Thống kê Levene Bậc tự do tử số (df1) Bậc tự do mẫu số (df2) Mức ý nghĩa Sig. Độ tuổi___________ 1,253 3 246 ,291 Trình độ học vấn 1,859 3____________ 246__________ ,137________ Thời gian làm việc ,223 3____________ 246__________ ,880________
Nguồn: Kết quả kết xuất SPSS (2020)
72
Bảng 4.27. Kiểm định trung bình 2 nhóm độc lập
Nguồn: Kết quả kết xuất SPSS (2020)
Kiểm định Levene trong Bảng 4.27 cho thấy, giá trị Sig.= 0,062 (> 0,05), vì thế không có đủ cơ sở để khẳng định phương sai về sự hài lòng trong công việc của hai nhóm nam nữ là khác nhau. Số liệu ở dòng thứ 1 trong Bảng 4.27 thể hiện kết quả kiểm định T-test về sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc giữa hai nhóm nhân viên nam và nữ. Ta thấy, giá trị Sig.= 0,352 (> 0,05). Kết hợp với mẫu nghiên cứu, sự hài lòng trong công việc của nhân viên giữa hai nhóm nam và nữ là không có ý nghĩa thống kê.
4.5.3. Sự khác biệt về sự hài lòng của nhân viên trong công việc theo độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc
Bảng 4.28. Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm của biến độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc của nhân viên
Biến kiểm định Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình các bình phương Kiểm định F Mức ý nghĩa Sig Độ tuổi Giữa các nhóm 1,449 3 ,483 1,522 , 209 Trong nhóm 78,07 2 246 ,317 Tổng 1 79,52 249 Trình độ học vấn Giữa các nhóm ,344 3 ,115 ,356 , 785 Trong nhóm 79,17 7 246 ,322 Tổng 79,52 1 249 Thời gian làm việc Giữa các nhóm ,294 3 ,098 ,304 , 823 Trong nhóm 7 79,22 246 ,322 Tổng 1 79,52 249 Nguồn: Kết xuất SPSS (2020) 73
Bảng 4.29. Kết quả phân tích ANOVA cho kiểm định sự khác biệt theo các nhóm nhân viên có độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc khác
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả (2020)
Kết quả kiểm định ở Bảng 4.28, cho thấy các giá trị kiểm định giữa các nhóm của các biến độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc đều có mức ý nghĩa Sig > 0,05 (nhỏ nhất là giữa các nhóm của biến trình độ học vấn: Sig = 0,137). Điều này chứng tỏ có sự đồng nhất, có ý nghĩa thống kê về phương sai giữa các nhóm nhân viên của biến độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc.
Kết quả ANOVA ở Bảng 4.29, cho thấy mức ý nghĩa của các nhóm biến độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05. Do đó,
74
chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của nhân viên trong công việc theo độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc.
4.6. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu
Qua phân tích kết quả khảo sát thu thập từ 250 nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh Toán Số, yếu tố “Bản chất công việc” có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Các yếu tố khác gồm: Sự công bằng, phúc lợi cơ bản và cộng thêm, thu nhập, cơ hội và rủi ro, môi trường và điều kiện làm việc, lãnh đạo và đồng nghiệp cũng có những tác động cùng chiều đến Sự hài lòng của nhân viên ở những mức độ khác nhau.
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại Digipay theo thứ tự từ cao đến thấp lần lượt là Bản chất công việc (CV) > Sự công bằng (CB) > Phúc lợi cơ bản và cộng thêm (PL) > Thu nhập (TN) > Cơ hội và rủi ro (CHRR) > Môi trường và điều kiện làm việc (MT) > Lãnh đạo và đồng nghiệp (LD).
Tác giả đồng thời sử dụng phương pháp phân tích thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp và khảo sát ý kiến nhân viên để làm rõ hơn các yếu tố tác động đến Sự hài lòng trong công việc của nhân viên đang làm việc tại Digipay. Ngoài ra, kết quả kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc của nhân viên theo đặc điểm cá nhân cũng cho thấy, không có sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên theo các đặc điểm gồm: nhóm nhân viên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc. Điều này cho thấy, công ty đang tạo được sự công bằng trong cảm nhận của các đối tượng nhân viên khác nhau về mức độ hài lòng khi làm việc tại công ty.
75
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 tác giả đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo và đưa ra mô hình hồi quy. Hầu hết các thang đo đều đạt độ tin cậy và có giá trị thống kê. Sau quá trình phân tích hồi quy và nhân tố khám phá EFA thì đã đề xuất về việc gộp lại các biến trong mô hình đề xuất. Các biến trong mô hình mới sau khi gộp đều được chấp nhận và phù hợp với dữ liệu. Sau quá trình phân tích đã biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của nhân viên khi làm việc tại Digipay. Trong đó, các yếu tố tác động đến sự hài lòng lần lượt là Bản chất công việc (CV) > Sự công bằng (CB) > Phúc lợi cơ bản và cộng thêm (PL) > Thu nhập (TN) > Cơ hội và rủi ro (CHRR) > Môi trường và điều kiện làm việc (MT) > Lãnh đạo và đồng nghiệp (LD).
Ngoài ra, kết quả chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự hài lòng của nhân viên trong công việc theo nhóm nhân viên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc.
76
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm chín nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc bao gồm: Bản chất công việc (CV); Cơ hội đào tạo và thăng tiến (CH); Lãnh đạo (LD); Đồng nghiệp (DN); Thu nhập (TN); Thái độ chấp nhận rủi ro (RR); Môi trường và điều kiện làm việc (MT); Sự công bằng (CB); Phúc lợi cơ bản và cộng thêm (PL) với 45 biến quan sát.
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố để loại bỏ đi 04 biến quan sát không đạt yêu cầu, kết quả thu được 41 biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy nhóm thành 07 nhân tố. Trong đó, nhân tố mới được tạo ra dựa trên sự kết hợp của các biến quan sát thuộc hai thành phần gồm các nhân tố: Lãnh đạo và đồng nghiệp; Cơ hội và rủi ro.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định sự hài lòng của nhân viên chịu sự ảnh hưởng bởi 07 nhân tố đó là: Cơ hội và rủi ro; Lãnh đạo và đồng nghiệp; Bản chất công việc; Thu nhập; Sự công bằng; Môi trường và điều kiện làm việc; Phúc lợi cơ bản và cộng thêm. Trong đó, thành phần Bản chất công việc có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự hài lòng của nhân viên, kế đến là thành phần Sự công bằng, tiếp theo lần lượt là thành phần Phúc lợi cơ bản và cộng thêm, Thu nhập, Cơ hội và rủi ro, Môi trường và điều kiện làm việc, và cuối cùng là thành phần Lãnh đạo và đồng nghiệp. Ngoài ra, kết quả kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc của nhân viên theo đặc điểm cá nhân cũng cho thấy, không có sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên theo các đặc điểm gồm: nhóm nhân viên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thời gian làm việc. Điều này cho thấy, công ty đang tạo được sự công bằng trong cảm nhận của các đối tượng nhân viên khác nhau về mức độ hài lòng khi làm việc tại công ty.
Yếu tố thái độ chấp nhận rủi ro được đề xuất từ mô hình ban đầu vẫn có tác động đến sự hài lòng công việc nói chung của nhân viên làm việc tại Digipay. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không cao như các yếu tố Bản chất công việc, Sự công
77
bằng, Phúc lợi cơ bản và cộng thêm, Thu nhập. Chỉ đơn giản là vì ở Digipay, tất cả bạn bè đồng nghiệp, không phân biệt cấp trên cấp dưới, mọi người đều xem nhau như một gia đình. Ban Lãnh đạo Digipay luôn hướng đến việc tôn vinh, ghi nhận và nâng cao giá trị con người của tổ chức. Luôn quan tâm và hỗ trợ cho nhân viên trong tất cả mọi khía cạnh từ cuộc sống đến công việc, không phân biệt nhân viên là kinh doanh hay nhân viên văn phòng, nam hay nữ, lớn hay trẻ, trình độ cao hay phổ thông. Mọi người đều xem nhau như gia đình và lãnh đạo luôn tạo sự gần gũi với nhân viên, yếu tố công bằng luôn được cân nhắc hàng đầu. Chính vì vậy nên các nhân viên luôn cảm thấy an toàn, yên tâm và chưa thể cảm nhận được hết những rủi ro có thể xảy đến nói chung. Nhưng trên tinh thần từ những buổi đào tạo về kỹ năng mềm, tư duy tích cực giúp cho các nhân viên hiện đang làm việc tại công ty đều luôn rất lạc quan và trên tinh thần chuẩn bị cho những tình huống rủi ro bất ngờ có thể xảy ra.
So sánh với một vài nghiên cứu tại Việt Nam trong thời gian gần đây, nghiên cứu này có những tương đồng và khác biệt nhất định. Như nghiên cứu của ThS. Đoàn Thị Thúy Hải và Nguyễn Thị Ngọc Mai (Trường Đại học Duy Tân) (2020) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên tư vấn đầu tư tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT đã cho thấy có 04 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc đó là tiền lương, đào tạo và thăng tiến, bản chất công việc và lãnh đạo. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu đã nêu ở chương 4. Tuy nhiên, các yếu tố như điều kiện làm việc, đồng nghiệp, phúc lợi thì không có sự tác động đến sự hài lòng của nhân viên. Sự khác biệt này có thể lý giải là do tính chất công việc đặc thù ngành và các nhân viên tư vấn đầu tư chứng khoán sẽ luôn phải thường xuyên di chuyển để tìm kiếm và tư vấn khách hàng trực tiếp nhằm xây dựng, duy trì mối quan hệ. Các nhân viên này cũng là những người trẻ, họ được chủ động hơn về công việc, về thời gian, có thêm những mối quan hệ mới. Nên những điều mà họ nhận lại được cho bản thân sẽ trở nên quý giá và quan trọng hơn cả điều kiện làm việc tại văn phòng trong suốt 08 giờ mỗi ngày.
78
Hay như nghiên cứu của TS. Phan Thanh Hải - Đại học Duy Tân (2018) về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên các doanh nghiệp kiểm toán. Kết quả cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc là: Quan hệ công việc với lãnh đạo và đồng nghiệp; tính chất công việc; phúc lợi, khen thưởng và sự công nhận; chính sách quản trị và định hướng tương lai doanh nghiệp; cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp. Kết quả này có sự tương đồng ở các yếu tố lãnh đạo và đồng nghiệp, tính chất công việc, phúc lợi và cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, yếu tố quan hệ công việc với lãnh đạo và đồng nghiệp có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của các nhân viên ngành kiểm toán ở Thành phố Đà Nang, thay vì yếu tố bản chất công việc. Điều này có thể giải thích dựa vào đặc thù của ngành kiểm toán, việc phối hợp làm việc nhóm để xử lý công việc, yêu cầu tuân thủ một cách chặt chẽ, chính xác chương trình kiểm toán theo phân công và chỉ đạo của cấp trên là một điều hết sức quan trọng. Vì thế, khi có sự liên kết tốt với cấp trên, đồng nghiệp sẽ tạo được tâm lý thoải mái và khiến các cán bộ nhân viên cảm thấy hài lòng hơn với công việc mình làm.
5.2. Kết luận từ kết quả nghiên cứu
Qua quá trình đánh giá về sự hài lòng công việc của nhân viên tại Digipay đã rút ra được một số ưu điểm và hạn chế sau:
5.2.1. Ưu điểm
Qua quá trình điều tra và phân tích cho thấy Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh Toán Số đã làm tốt công tác quản trị nguồn nhân lực cho nhân viên trong công ty. Hầu hết các thang đo đều được nhân viên đánh giá cao. Điều này đã thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên công ty.
- Trong công ty, mối quan hệ giữa các nhân viên với cấp trên khá tốt. Nhân viên sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc. Công ty luôn tạo mọi điều kiện để giúp đỡ và hỗ trợ nhân viên thông qua sự hợp tác giữa các bộ phận. Cấp trên hỗ trợ nhân viên cấp dưới và có năng lực điều hành tốt.
STT
Câu hỏi Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
1 Công việc cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân 4,312 ,760 79
- Chính sách lương thưởng rõ ràng và công bằng giữa các nhân viên. Phúc lợi cũng được thực hiện đầy đủ và khá hữu ích.
- Công ty cũng đã thực hiện tốt việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp, tổ chức công tác huấn luyện kỹ năng công việc cần thiết nhằm nâng cao tay nghề, giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.
- Công việc được phân chia hợp lý và phù hợp với khả năng của từng nhân viên. Môi trường làm việc an toàn và đầy đủ các thiết bị để thực hiện công việc. Công ty sẵn sàng cung cấp các thông tin liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát huy hết khả năng và hoàn thành tốt công việc của mình.
- Lãnh đạo công ty luôn gương mẫu trong cuộc sống và công việc, có năng lực tốt, tạo ra sự tin tưởng, an tâm cho nhân viên công ty.
5.2.2. Hạn chế
Tuy nhiên, ngoài những điểm mạnh trên, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh Toán Số còn tồn tại những hạn chế sau:
- Tại công ty, mặc dù đã có chế độ thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt công việc nhưng giá trị phần thưởng vẫn chưa cao và chưa thu hút được nhân viên tích cực hơn trong công việc. Bên cạnh đó, công ty chưa có nhiều biện pháp giúp nhân viên hiểu rõ về các chính sách khen thưởng và