CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.3. Các hàm ý quản trị
5.3.5. Hàm ý thứ năm: nâng cao sự hài lòng của nhân viên dựa trên yếu
tố Cơ hội và rủi ro
Sau khi phân tích EFA, để thuận lợi cho việc phân tích, yếu tố “Cơ hội và rủi ro” được tạo thành bởi hai nhóm nhân tố thành phần là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” và “Thái độ chấp nhận rủi ro”.
86
Đánh giá cụ thể của từng nhóm như sau:
Thứ nhất, đối với nhóm các nhân tố thuộc về Cơ hội đào tạo và thăng tiến:
Theo ý kiến khảo sát từ nhân viên, kết quả khảo sát đối với từng biến về Cơ hội đào tạo và thăng tiến được trình bày ở bảng 5.5.
1
Anh/Chị được công ty đào tạo, huấn luyện các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc hiện tại của
mình 4,176 ,807
2 Quá trình đánh giá của công ty giúp anh/chị có kếhoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân
4,204 ,730
3 Anh/Chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công
ty 4,108 ,792
STT
Câu hỏi Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
1 Anh/ Chị sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có thể xảyra nói chung (giao thông, ăn uống, học tập, ...) 4,104 ,764
2
Anh/ Chị sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra trong công việc (thu nhập cá nhân, mất việc, kết quả kinh doanh chung của công ty, .)
4,104 ,715
3 Rủi ro là điều luôn luôn có thể xảy ra nói chung 4,120 ,690 4 Rủi ro là điều luôn luôn có thể xảy ra trong môitrường công việc. 4,140 ,683 5 Chấp nhận vượt qua rủi ro sẽ giúp đạt được những kếtquả tốt hơn nói chung 4,108 ,700 6 Chấp nhận vượt qua rủi ro sẽ giúp đạt được những kếtquả tốt hơn trong công việc 4,200 ,739
Nguồn: SPSS (2020)
Nhìn vào bảng 5.5, ta có thể thấy nhân viên có đánh giá cao nhất đối với ý kiến “Quá trình đánh giá của công ty giúp anh/chị có kế hoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân”, với mức điểm 4,204. Điều này chứng tỏ công ty đã làm tốt việc đánh giá nhân viên. Thực tế tại công ty, hoạt động đánh giá nhân viên được tiến hành một cách thường xuyên bởi bộ phận nhân sự. Qua hoạt động đánh giá, nhân viên sẽ thấy được những hạn chế, thiếu sót để tự khắc phục và phát triển công việc của bản thân.
Các ý kiến “Anh/Chị được công ty đào tạo, huấn luyện các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc hiện tại của mình”, “Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội phát triển cá nhân” và “Anh/Chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công ty” có mức đánh giá lần lượt là 4,176; 4,156 và 4,108. Qua đánh giá này, có thể thấy, hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên đang được công
87
ty thực hiện khá tốt, nhận được sự đánh giá cao của nhân viên trong công ty, tạo cho nhân viên cơ hội thăng tiến ngay tại công ty.
Thứ hai, đối với nhóm các nhân tố thuộc về Thái độ chấp nhận rủi ro:
Theo ý kiến khảo sát từ nhân viên, kết quả khảo sát đối với từng biến về Thái độ chấp nhận rủi ro được trình bày ở bảng 5.6.
STT
Câu hỏi Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn
1 Công việc có áp lực cao. 3,880 ,808
2 Công việc đòi hỏi thường xuyên làm ngoài giờ. 4,000 ,836
3 Trang thiết bị đầy đủ, an toàn. 3,996 ,799
4
Anh/Chị luôn được tổ chức chia sẻ các thông tin có liên quan về thủ tục, quy định, tình hình tài chính, vị thế của tổ chức.
3,984 ,801
Nguồn: SPSS (2020)
Nhìn vào bảng 5.6, ta có thể thấy đa số nhân viên công ty có nhận thức tốt về những rủi ro gặp phải trong công việc. Trong đó, ý kiến “Chấp nhận vượt qua rủi ro sẽ giúp đạt được những kết quả tốt hơn trong công việc” có mức điểm cao nhất là 4,2. Chứng tỏ, phần lớn nhân viên chấp nhận rủi ro có thể gặp phải trong công việc và cho đó là động lực, cơ hội để có thể đạt được kết quả tốt hơn trong công việc.
88
Các ý kiến còn lại có mức điểm đều đạt trên 4 điểm, cho thấy công ty đã làm tốt công tác định hướng, xác định cho nhân viên những rủi ro có thể gặp phải trong công việc, qua đó có thể yên tâm công tác, làm tốt nhiệm vụ được giao.