1.3.2.1. Văn hóa dân tộc
Văn hoá doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc vì vậy sự phản chiếu văn hóa dân tộc vào văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang cho mình những nét văn háo doanh nghiệp đó cũng chính là văn hóa dân tộc. Có các vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như các nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau là:
- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể: Trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc những người thân trong gia đình rất phổ biến. Nền văn hóa mà chủ nghĩa tập thể được coi trọng là quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của cá nhân, còn cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.
- Sự phân cấp quyền lực: Đây là một thực tế tất yếu bởi trong xã hội không thể có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ vằ năng lực. Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lực và trách nhiệm cảu từng chức vụ được quy định càng được rõ rệt:
+ Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: Nền văn hóa chịu sự chi phối của các giá trị nam tính truyền thống như sự truyền đạt, quyền lực, tính toán, tham vọng…Trong nền văn hóa bị chi phối bởi các giá trị nữ quyền thì những điều trên lại có xu hướng bị đảo ngược.
+ Tính cẩn trọng: Phản ánh mức độ mà nhân viên của những nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những biểu hiện rõ
nét của tính cẩn trọng là các suy xét để đưa ra quyết định. Trong các công ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc.
1.3.2.2. Những giá trị văn hóa học hỏi được
Những giá trị học hỏi được thường rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu qua các hình thức sau:
- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: Đây là những kinh nghiệm có được khi xử lý các công việc chung, rồi sau đó được tuyên truyền và phổ biến toàn doanh nghiệp và các thành viên mới.
- Những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác: Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các chương trình giao lưu, hội chợ, các khóa đào tạo ngành…Các nhân viên của các doanh nghiệp khác nhau học hỏi lẫn nhau và được truyền lại cho các thành viên khác trong đơn vị.
- Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu nền văn hóa khác: Đây là trường hợp phổ biến của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, các công ty gửi nhân viên đi làm việc và đào tạo ở nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài và có các đối tác nước ngoài.
- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại: Việc tiếp nhận những gái trị này thường trải qua một thời gian dài, tiếp nhận một cách vô thức hoặc có ý thức. - Những xu hướng và trào lưu xã hội: Các trào lưu xã hội tác động ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2.3. Môi trường kinh doanh
Độ bám của văn hóa doanh nghiệp với hoàn cảnh bên ngoài doanh nghiệp là môi trường văn hóa- xã hội mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Đó có thể là văn hóa địa phương, văn hóa vùng, văn hóa dân tộc…Doanh nghiệp cần lưu ý đến những yếu tố văn hóa nền tảng ở khu vực mình đang kinh doanh hay có ý định mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.
Tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế, chính sách của nhà nước, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng như những rào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp. Nếu cơ chế, chính sách thường xuyên thay đổi sẽ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện những giá trị văn hóa, triết lý kinh doanh của mình, khó tạo được niềm tin trong lòng khách hàng. Những doanh nghiệp sở hữu một nền văn hóa mạnh, duy trì, phát triển những triết lý kinh doanh, hướng tới phát triển con người, định hướng khách hàng sẽ luôn khẳng định
được vị thế của mình trên thương trường cạnh tranh và đầy biến động. Mở cửa hội nhập kinh tế cũng có những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, nhà cung cấp, đòi hỏi văn hóa phải thích nghi với những thách thức, thay đổi này từ môi trường.