7. Cấu trúc của đề tài
1.2.3.2. Địa đạo Vịnh Mốc (tỉnh Quảng Trị)
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc thôn Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Hệ thống địa đạo này tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965 - 1972.
Địa đạo Vịnh Mốc có độ sâu từ 10 - 23m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước 0,9m x 1,75m, dài 2.034m, bao gồm nhiều nhánh thông với nhau qua trục chính dài 780m. Địa đạo có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm có cột gỗ để chống sập và sụt lở, ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng. Nhờ đó đất sét trong lòng địa đạo ngày càng cứng hơn, nên cấu trúc địa đạo Vịnh Mốc vẫn tồn tại gần như nguyên bản cho đến ngày nay.
Địa đạo Vịnh Mốc gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời. Tầng 2 sâu 12 - 15m, là nơi sống và sinh hoạt của dân làng. Tầng 3 có độ sâu hơn 23m, là nơi tránh bom, đồng thời trung chuyển hàng hoá, vũ khí xuống thuyền ra đảo Cồn Cỏ. Ngay cả tầng 3 sâu nhất, vẫn còn cao hơn mực nước biển khoảng 5m, nên mọi sịnh hoạt trong địa đạo Vịnh Mốc vẫn diễn ra bình thường vào mùa mưa.
Địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập. Hầm có sức chứa khoảng 1.200 người. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, không những không có bất kỳ tổn thất nào về người và còn đón thêm 17 em bé chào đời.
Địa đạo Vịnh Mốc được thiết kế như một ngôi làng dưới mặt đất, dọc hai bên đường hầm được khoét sâu 1,8m và rộng 0,8m là những căn hộ gia đình, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra, trong đường hầm còn có hội trường với sức chứa hơn 50 người (dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, bệnh xá và phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, nhà tắm…
Trong chiến tranh, Vịnh Mốc là nơi tập kết quân lực, vũ khí, hàng hóa chi viện cho miền Nam và tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Vì thế nơi đây được coi là "tọa độ chết", là mục tiêu của máy bay rải bom, pháo hạm từ ngoài biển. Thế nhưng, từ nơi tận cùng
của sự hủy diệt ấy, bằng sức người và ý chí "một tấc không đi, một ly không dời", người dân nơi đây đã làm nên những kỳ tích của thế kỷ XX.