Giá trị kiến trúc

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc của đề tài

3.1.3. Giá trị kiến trúc

Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là một công trình kiến trúc độc đáo, một hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất với nhiều ngõ ngách. Ngoài ra còn có một hệ thống giao thông hào dài bao quanh các địa đạo.

Sức mạnh ý chí của con người đã chiến thắng khó khăn. Hệ thống địa đạo này được đào lên mà không có một bản vẽ thiết kế nào mà chỉ dựa vào linh cảm, ước lượng cùng với truyền thống cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Chỉ bằng phương tiện dụng cụ hết sức thô sơ là lưỡi cuốc, ki xúc đất bằng tre, giỏ tre..., quân và dân huyện Phú Ninh đã tạo nên công trình đồ sộ, một “làng ngầm” kỳ diệu với hàng

chục km2 đường ngầm dọc ngang trong lòng đất. Các gia đình ở khu vực “vành đai”,

nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất, vừa đánh giặc giữ làng. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi địa đạo là một pháo đài đánh giặc.

Có thể chọn địa đạo Gò Dân (xã Tam Dân) làm trung tâm thì cả 4 hướng: Đông - Tây - Nam - Bắc đều có hệ thống địa đạo. Nhiều nơi có đường hầm thông nhau giữa các địa đạo, có nơi là những cụm độc lập, nhưng cả hệ thống như một sơ đồ bát quái trong lòng đất. Từ điểm trung tâm xã Tam Dân đã có ba cụm địa đạo liên hoàn: Cụm Gò Thai - Gò Dân - Gò Hầm. Chiều rộng mỗi cụm 1.200 - 1.700m. Phía Đông xã Tam Dân có 2 cụm: Gò Nông và Gò Miên, thuộc xã Tam Thái. Mỗi cụm rộng chừng 1.000 - 1.500m. Về phía Tây của xã có cụm Vườn Dãy (ở Long Sơn), Cây Cốc và Gò Miên (ở Trung Định). Xuôi về hướng Nam của Gò Dân có ba cụm địa đạo gần nhau, thuộc xã Tam Đại: Đó là cụm Phước Thượng, Gò Quạnh và Đồn Tháp. Riêng về hướng Bắc - Tây Bắc thì khá phong phú và quy mô. Nơi đây chưa đánh giá đầy đủ hiện trạng của địa đạo, mới phát lộ đã có: Cụm Tú Bình, Ao Lầy, Rừng Hoạnh (ở xã Tam Vinh), Cẩm Khê (ở Tam phước ), Gò Trại (ở Tam Lộc)... Như vậy, tổng diện tích của cả hệ thống địa đạo đã chiếm gần 23 km2, trải đều trên diện tích của toàn huyện Phú Ninh.

Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) là công trình kiến trúc hết sức độc đáo nằm sâu dưới lòng đất ghi lại chặng đường kháng chiến kháng chống quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc của quân dân huyện Phú Ninh trong thế kỉ XX. Và đã qua biết bao nhiêu năm, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh vẫn cứ kiêu hãnh dù cho những khắc nghiệt của thời gian đã tàn phá nó như thế nào. Với một hệ thống công trình kiến

luôn là một nguồn tài nguyên quý giá và nếu có đuợc sự quan tâm và đầu tư thích đáng.

Như vậy, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Những giá trị ấy cũng có một sức hấp dẫn đặc biệt, được xem là một nguồn tài nguyên giá trị để khai thác du lịch. Ngoài ra, huyện Phú Ninh tiếp giáp với thành phố Tam Kỳ - điều đó sẽ góp phần cung ứng hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho Phú Ninh

để phục vụ du lịch. Thêm vào đó, các địa đạo ở huyện Phú Ninh nằm ở tỉnh Quảng

Nam - một tỉnh có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng về loại hình, phong phú về sản phẩm du lịch. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tuyến du lịch. Phú Ninh có thể kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hoá với các điểm du lịch sinh thái: Mỹ Sơn - Tam Thanh - hệ thống địa đạo Phú Ninh - hồ Phú Ninh.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)