Bối cảnh ra đời của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1. Bối cảnh ra đời của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

Trong những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều hệ thống địa đạo ra đời đã góp phần vào sự thắng lợi về thế trận chiến tranh nhân dân trước kẻ thù xâm lược của dân tộc ta như: địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Vịnh Mốc (tỉnh Quảng Trị)... Chức năng của các địa đạo này là hệ thống công trình phòng thủ được xây dựng dưới lòng đất (đường hầm) để nối liền với các trận địa từ những hướng khác nhau nhằm phục vụ cho bộ đội và dân quân du kích trú ẩn, ngụy trang tránh địch phát hiện, xây dựng căn cứ lõm sát trung tâm đầu não của địch. Tuy nhiên có một điều mà lâu nay nhiều người chưa biết đến đó chính hệ thống “vành đai địa đạo” ở huyện Bắc Tam Kỳ (Phú Ninh ngày nay).

Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến những năm 1950 thì huyện Bắc Tam Kỳ là vùng tự do được xây dựng vững chắc về mọi mặt, huy động được nhiều nhân tài, vật lực phục vụ cho tiền tuyến. Từ năm 1950, các cơ quan lãnh đạo và các ban ngành, bệnh viện quân y và dân y đều về đóng cơ quan làm việc tại huyện Bắc Tam Kỳ. Thực dân Pháp âm mưu đánh phá lấn chiếm vùng tự do nhằm mục đích mở rộng vùng kiểm soát nên chúng đã ra sức xây dựng mạng lưới gián điệp. Lúc đó ở huyện Bắc Tam Kỳ có rất nhiều tên Quốc dân Đảng hoạt động gián điệp cho Pháp đã bị nhân dân truy bắt và mở phiên toà xử trị, còn một số tên khác trốn thoát nhảy đồn theo Pháp. Những tên này đã chỉ điểm cho địch dùng máy bay dội bom đánh phá nhiều khu dân cư, gây nên nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân. Quyết tâm đánh bại lại âm mưu phá hoại của địch, Quân uỷ Quân khu V và Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương phát động xây dựng thế trận nhân dân du kích chiến tranh ở từng địa phương. Qua đó phát động nhân dân hưởng ứng sôi nổi, thực hiện tốt các phong trào như: phong trào phòng gian bảo mật, phong trào bố phòng chống địch, đào giao thông hào, hầm chông..., trong đó phong trào đào địa đạo là sôi nổi nhất. Các địa đạo này được xây dựng với quy mô lớn trải dài qua nhiều xã, từ xã Tam Lộc đến lòng hồ Phú Ninh

còn là địa đạo Hoà Bình (thôn Hoà Bình, xã Tam Thái); địa đạo Gò Thai (thôn Đàn Trung nay là thôn Dương Đàn, xã Tam Dân); địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân và Cây Sanh, xã Tam Dân); địa đạo Gò Trại ở Kỳ Phước (nay là xã Tam Lộc); địa đạo Gò Miên (thôn Trung Đinh, xã Tam Đàn)...

Đầu năm 1965, quân Mỹ liên tục mở những cuộc càn quét với quy mô lớn vào Quảng Nam. Tỉnh ủy Quảng Nam đã chỉ đạo cho Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Tam Kỳ củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng mặt trận và các đoàn thể cách mạng,

xây dựng công sự, đào địa đạo để “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ

xâm lược”. Từ chủ trương chiến lược đó, một số địa đạo ở huyện Bắc Tam Kỳ được khẩn trương xây dựng và củng cố lại hình thành nên hệ thống “Vành đai địa đạo liên hoàn”. Trong “Vành đai địa đạo liên hoàn” này, tiêu biểu nhất là địa đạo Gò Thai (thôn Đàn Trung nay là thôn Dương Đàn, xã Tam Dân); địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân và Cây Sanh, xã Tam Dân); địa đạo Gò Nông hay còn là địa đạo Hoà Bình (thôn Hoà Bình, xã Tam Thái).

Để đảm bảo bí mật, địa đạo chủ yếu được đào vào ban đêm. Những người tham gia được chia thành những tổ khác nhau. Ông Nguyễn Văn Hồng (73 tuổi), nguyên là Xã đội trưởng Kỳ Long thời chống Mỹ, là một trong những người trực tiếp chỉ huy,

vận động nhân dân đào địa đạo Gò Dân cho biết: “Không chỉ riêng địa đạo Gò Dân,

mà hết các địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh khi đào đều gặp phải khó khăn là phải đào trên những quả đồi thấp, đất cứng và đào bằng những dụng cụ thô sơ như cuốc chim, cuốc vố, cuốc bàn…, lại phải đảm bảo bí mật”. Theo chủ trương đào địa đạo, trai tráng từng tổ từ 3 - 4 người thay phiên nhau người trước đào đất, người sau cào ra, xúc vào ki tre, người trên mặt đất kéo lên. Già trẻ, gái trai, phụ lão không phân biệt thành phần đều hăng hái tham gia. Khắp các ụ cây, khắp các bìa rừng từng nhóm người khẩn trương đào địa đạo, người trước mệt, người sau thay, người già đan ki tre, trẻ con múc nước, đàn ông đào, phụ nữ nấu khoai (khoai chà)... Các làng hừng hực khí thế cách mạng, bất kể nắng mưa, bom đạn. Hàng vạn mét khối đất, đá được đưa lên khỏi mặt đất, tạo thành hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 31 - 33)