Thực trạng bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử trong nhà trường

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 53 - 54)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử trong nhà trường

Nhà trường chính là nơi giáo dục truyền thống tốt nhất. Trong các bộ môn như: giáo dục công dân, địa lý, ngữ văn.., đều có thể giáo dục cho học sinh các truyền thống quý báu của dân tộc, giúp các em ý thức và có trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của các địa đạo. Trong các môn học đó, môn lịch sử giữ vai trò quan trọng nhất. Ngoài những bài học về lịch sử dân tộc thì trong phân phối chương trình bắt buộc phải tiến hành biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương. Tuy nhiên, qua cuộc nói chuyện với một số em ở trường Trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Dục (xã Tam Dân) và trường THPT Trần Văn Dư (xã Tam An), thì phần lớn giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử chưa chú ý tới vấn đề này. Giáo viên giới thiệu đến học sinh những thông tin, sự kiện về các di tích bằng cách sử dụng nguồn tài liệu thành văn là chủ yếu, các loại tài liệu khác như tài liệu đồ dùng trực quan, tài liệu truyền miệng ít được khai thác sử dụng nên bài học thường khô khan, nhàm chán. Và nội dung về hệ thống địa đạo ít được nhắc đến mà chủ yếu là về di tích tháp Chiên Đàn, nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Thêm vào đó, theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giảng dạy Lịch sử địa phương chưa hợp lý: với bậc tiểu học có 3 tiết/năm, ở bậc Trung học cơ sở (THCS) chỉ được bố trí 1 - 3 tiết/năm cho mỗi khối lớp học nhưng lại bố trí vào tuần cuối của năm học, ở bậc THPT gói gọn trong thời lượng 4 tiết (lớp 10: 1 tiết; lớp 11: 1 tiết; lớp 12: 2 tiết). Vì thế mà việc giảng dạy lịch sử địa phương khó thực hiện được.

Trong các những năm qua, một số trường THCS và hai trường THPT Trần Văn Dư và THPT Nguyễn Dục của huyện Phú Ninh đã tổ chức cho các em học sinh một số

Đàn (xã Tam An), khu di tích Miếu Trắng (xã Tam Đàn), khu kháng chiến Hạ Lào(xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh), nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh (xã Tam Lộc)... Nhà trường còn tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động dọn dẹp vệ sinh quanh các di tích, nói chuyện chuyên đề về thân thế sự nghiệp của các bậc tiền nhân để giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, những hoạt động đó lại không được nhà trường tổ chức thường xuyên. Cho đến nay, các địa đạo Gò Dân, Gò Thai, Gò Nông chỉ mới được khoanh vùng bảo vệ và đang tiến hành xây bia, phục hồi lại một số miệng hầm nên nhà trường và cán bộ văn hoá chưa thể tổ chức các động ngoại khoá cho học sinh tại khu di tích này được.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)