Giải pháp về vốn và thu hút nguồn đầu tư

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 60 - 61)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.4.Giải pháp về vốn và thu hút nguồn đầu tư

Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy du lịch phát triển. Nhờ có đầu tư mà các điểm du lịch trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được du khách nhiều hơn. Đồng thời các dự án đầu tư

còn tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.Do đó, để có nguồn kinh phí

và thu hút nguồn đầu tư, các cơ quan chức năng cần phải:

Thứ nhất, các cơ quan thuế ở địa phương cần tổ chức tốt việc thu ngân sách tại địa bàn và thực hành tiết kiệm để tích lũy cho đầu tư phát triển du lịch huyện và du lịch tại địa đạo. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Phú Ninh cần tiếp tục phát triển về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật và các vấn đề về lực lượng lao động, cũng như cải thiện những vấn đề khác trong môi trường đầu tư.

Thứ hai, huyện Phú Ninh có thể đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở chủ động, tích cực hơn trong hoạt động phát hành trái phiếu, kêu gọi đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên

doanh với nước ngoài để huy động được nguồn vốn bổ sung đầu tư cho dự án trùng tu,

tôn tạo, phục hồi các địa đạo trên địa bàn huyện và xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho phát triển du lịch tại các địa đạo. Vậy để thu hút các nguồn đầu tư trên, UBND huyện Phú Ninh cần ban hành và quảng bá các dự án du lịch tại hệ thống địa đạo có chất lượng cao và có sức hấp dẫn. Đó có thể là cho phép các công ty đầu tư để trùng tu, bảo tồn lại các địa đạo và xây dựng các khu trưng bày hiện vật, các khu bày bán đồ lưu niệm khi khách đến tham quan hệ thống địa đạo, sau đó các chủ đầu tư sẽ khai thác và bán vé vào tham quan các địa đạo do Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết định. Đồng thời, chính quyền địa phương cần tổ chức đối thoại định kỳ, rà soát, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án du lịch ở hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, nhất là trong chính sách giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng như hỗ trợ một phần chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng xung quanh các địa đạo để các nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, UBND huyện Phú Ninh cần tích cực hỗ trợ các thủ tục đầu tư liên quan đến hỗ trợ đầu

tư kinh doanh, mọi thủ tục đều được giải quyết theo cơ chế “một cửa” do bộ phận “một cửa” của Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Phú Ninh đảm nhiệm.

Thứ ba, UBND huyện Phú Ninh và UBND xã Tam Dân và xã Tam Thái cùng đồng thuận, hưởng ứng kêu gọi nguồn kinh phí đóng góp những người dân sống tại địa phương và con em Phú Ninh xa quê. Người đóng tiền, người góp của, hoặc cũng có thể là công sức để trùng tu, tôn tạo di tích. Toàn bộ nguồn kinh phí nhân dân đóng góp của nhân dân sẽ được công khai, minh bạch và UBND huyện cần tổ chức khen thưởng, tuyên dương, trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể trong việc đóng góp vào công tác trùng tu, tôn tạo các địa đạo trên địa bàn.

Trong khi điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn và yêu cầu về trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử địa đạo ở huyện Phú Ninh nói riêng và các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nói chung ở huyện Phú Ninh cũng như tỉnh Quảng Nam ngày càng cấp thiết thì nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng là giải pháp tất yếu hiện nay.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 60 - 61)