Đa dạng hoá các loại hình du lịch

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 65 - 88)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.7.Đa dạng hoá các loại hình du lịch

Trong tương lai để Phú Ninh trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, ngoài các giải pháp trên thì cần đa dạng hoá các loại hình du lịch nhằm tạo sức hút với khách du lịch. Dưới đây là một số đề xuất nhằm tiến hành đa dạng hoá các loại hình du lịch tại Phú Ninh:

- Kết hợp du lịch di tích với du lịch làng nghề: Phục hồi lại làng mộc Văn Hà (Tam Thành) và làng nghề truyền thống mây tre đan lát (Tam Vinh) đã từng rất nổi tiếng ở Quảng Nam và đưa vào liên kết với điểm du lịch di tích lịch sử hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh.

- Liên kết với các di tích lịch sử - văn hóa trong vùng: Tháp Chiên Đàn (Tam An) - rừng cấm Khánh Thọ Tam Thái, Cốc Ba Cây (Tam Thái), khu căn cứ Ao Lầy - Kỳ Thịnh ( Tam Vinh và Tam Dân), Địa đạo Gò Nông (Tam Thái), địa đạo Gò Thai (Tam Dân), địa đạo Gò Dân (Tam Dân), nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh (Tam Lộc).

- Kết hợp du lịch sinh thái và du lịch di tích: hệ thống địa đạo Kỳ Anh, Núi Đá Ngựa (Tam Thành), địa đạo Gò Nông (Tam Thái), địa đạo Gò Dân (Tam Dân), địa đạo Gò Thai (Tam Dân), Hồ Phú Ninh (Tam Đại và Tam Lãnh), lũng Cò Bay (Tam Lãnh), Thác Trắng (Tam Lãnh), mỏ vàng Bồng Miêu (Tam Lãnh), Eo Gió, thác Ào Ào (Tam Lộc).

- Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ du lịch: tổ chức buổi gặp gỡ các nhân chứng sống

và tổ chức những bữa ăn thân mật cho du khách và dùng lại các món ăn mà người dân địa đạo đã dùng (sắn, khoai chà...) để tạo ra sức hấp dẫn và độc đáo cho chuyến đi.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, để đối phó với kẻ thù hung bạo, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần, cha ông ta đã biết chọn những nơi có “địa lợi”, “nhân hòa” để xây dựng căn cứ, từ đó dần dần xây dựng và phát triển thực lực, khi thời cơ đến sẽ phản công tiêu diệt quân thù, giải phóng đất nước.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã vận dụng sáng tạo học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với kinh nghiệm hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đã học tập một cách có chọn lọc những kinh nghiệm của Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong đó, đường lối xây dựng căn cứ địa cách mạng là một bộ phận của đường lối chính trị, quân sự của Đảng, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng ta luôn chỉ đạo sâu sát nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa cách mạng để làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến.

Tự hào với truyền thống anh hùng mà lịch sử đã gửi trao cho vùng đất giữa

“khúc ruột miền Trung”, huyện Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam được ví như điểm tì vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu đất nước. Phát huy truyền thống ngoan cường quật khởi trong đấu tranh cách mạng, khơi dậy những mạch nguồn văn hoá bao đời đã tạo ra cốt cách con người nơi đây, rất cần cù, giản dị, dũng cảm và sáng tạo, thông minh và kiên cường, nhẫn nại và giàu đức tin. Trên dặm dài lịch sử với bao biến cố thăng trầm dâu bể, hơn nghìn năm khai thiên lập địa và hơn trăm năm mịt mù khói lửa, Phú Ninh là mảnh đất của những cuộc đối đầu tàn khốc, là nơi chói ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thấm đậm những giá trị làm người với bao thế hệ dày công mở nước và gìn giữ non sông, với bao anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí đã hy sinh. xương máu làm nên hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh - kỳ tích của lòng dân.

Trải qua thời gian, hệ thống địa đạo ở Phú Ninh vẫn âm thầm giữ lại những trang sử sống động về một thời bám làng đánh giặc. Điều đáng ghi nhận về mặt lịch sử chiến tranh nơi đây, có lẽ là sự kỳ diệu của lòng dân với cách mạng, bởi địa đạo là kết quả công sức của dân và cũng chính nhân dân bảo vệ cho đến ngày nay.

Song trong những năm gần đây, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh vẫn chưa được khai thác một cách đúng đắn và hiệu quả. Việc tổ chức quản lý khai thác hệ thống địa đạo còn thiếu khoa học, chưa thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích của việc trùng tu di tích nên cho đến nay di tích vẫn chưa được trả lại nguyên trạng ban đầu. Mặt khác, sự nhìn nhận không đúng với những giá trị của di tích đã gây ra sự thờ ơ và lãng quên. Cùng với đó là sự thiếu thốn về nguồn nhân lực có những hiểu biết về lịch sử di tích và trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần có những giải pháp, những định hướng chính sách phù hợp để nhằm khắc phục những bất cập trong việc bảo tồn, đầu tư, khai thác du lịch tại hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh hiện nay. Nếu được trùng tu, bảo dưỡng một cách khoa học và hiệu quả thì toàn bộ hệ thống địa đạo sẽ không chỉ là nguồn khai thác du lịch hấp dẫn cho Phú Ninh mà còn là bài học lịch sử sống động cho thế hệ hôm nay và mai sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu sách, báo, tạp chí

1. Võ Ngọc An (1994), Nghệ thuật đào địa đạo, Tài liệu của nhà truyền thống huyện

Củ Chi.

2. Ban Chấp hành Đoàn huyện Phú Ninh (2016), Tập san Địa chỉ đỏ tuổi trẻ Phú Ninh.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Ninh (2011), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Ninh

(1954 - 1975).

4. Ban quản lí di tích và danh thắng Quảng Trị (2005), Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh,

Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Trị.

5. Ban thường vụ huyện ủy Phú Ninh (2015), Phú Ninh - Đất và người , Tập IV.

6. Đặng Văn Bài (2006), “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động

có tính đặc thù chuyên ngành”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2, tr.15.

7. Lê Thị Bắc (2013), Căn cứ K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1964

- 1975), Khóa luận tốt nghiệp khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

8. Bộ Ngoại giao - Trung tâm báo chí nước ngoài (2001), Việt Nam cuộc chiến không

quên, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

9. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh

nhân dân Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

10.Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2002), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

11.Trần Văn Dự (2011), Phát triển nông thôn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

12.Võ Nguyên Giáp (1959), Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội.

13.Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Sự

thật, Hà Nội.

14.Võ Nguyên Giáp (1973), Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm

15.Nguyễn Thế Hà (2009), Địa đạo Vịnh Mốc xã Vĩnh Thạch - huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ (1966 - 1972), Công trình sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

16. Vũ Quang Hiển (2001), Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc

Bộ (1946 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.Trương Lợi Hoa (1998), Cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam (người dịch: Lê

Thanh Dũng), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

18.Học viện Quân sự cao cấp - Ban tổng kết kinh nghiệm chiến tranh (1980), Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) - Những sự kiện quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

19.Hồ sơ di tích: Di tích lịch sử địa đạo Gò Dân (2008), Tài liệu được lưu trữ tại Trung tâm văn hóa - Thể thao huyện Phú Ninh.

20.Hồ sơ di tích: Di tích lịch sử địa đạo Gò Thai (2008), Tài liệu được lưu trữ tại Trung tâm văn hóa - Thể thao huyện Phú Ninh.

21.Hồ sơ di tích: Di tích lịch sử địa đạo Gò Nông (2008), Tài liệu được lưu trữ tại Trung tâm văn hóa - Thể thao huyện Phú Ninh.

22.Dương Thị Châu Loan (2013), Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp,

Khóa luận tốt nghiệp khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

23.Phạm Ngọc Liên (2005), Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống

Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

24.Nguyễn Nhâm (1998), “Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng hậu phương”, Tạp chí

Lịch sử quân sự, số 5, tr.14 - 18.

25.Nhiều tác giả (1966), Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân

dân, Nxb Quân đội nhân dân.

26.Nhiều tác giả (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.Nhóm tác giả (2016), Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn hóa Quảng Nam - Đà

Nẵng.Mô hình và các giải pháp, Nxb Đà Nẵng.

28.Trần Thị Nhung (1999) , “Tìm hiểu về địa đạo ở miền Đông Nam Bộ trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 2, tr.23 - 26.

29.Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

30.Nguyễn Đình Thanh (1997), Di tích địa đạo Củ Chi, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

31.Hồ Sĩ Thành (2001), Địa đạo Củ Chi - 100 câu hỏi đáp, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

32.Hoàng Minh Thảo (1995), Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống

Mỹ cứu nước và bảo vệ tổ quốc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

33.Nguyễn Thị Thu (2009), Căn cứ địa cách mạng ở Củ Chi trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

34.Lưu Trần Tiêu (2012), “Mấy vấn đề về nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di

tích lịch sử - văn hóa”,Tạp chí Di sản văn hóa, số 3, tr.40.

35.Việt Trinh (2011), Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

36.Uỷ ban nhân dân huyện Phú Ninh (2017), Tài liệu Giáo dục truyền thống văn hóa,

lịch sử địa phương.

37.Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

38.Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử

Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39.Viện Sử học (1995), Thắng lợi kháng chiến chống Mỹ và 20 năm xây dựng đất nước sau chiến tranh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

II. Tài liệu Internet

40.Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, <http://www.sggp.org.vn/nghi- quyet-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xi-ve-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va- dao-tao-247662.html>, truy cập ngày 29/11/2018.

41.Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển Bách khoa quân sự (2004), Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, <https://www.4file.us/file/31H1B3D1FBFA?fbclid=Iw AR2xiTE3NWPnlwPONW3nGxQJter2HIsl9hL2M94RQZ6ER8KwteX58rmxgA >, truy cập ngày 5/9/2018.

42.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Đề án Chiến lược phát triển du lịch Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, <http://vanban.chinhphu.vn /portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&documen t_id=153358>, truy cập ngày 23/11/2018.

43.Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quyết định Về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, < https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-05-2003-QD-BVHTT- Quy-che-bao-quan-tu-bo-va-phuc-hoi-di-tich-lich-su-van-hoa-danh-lam-thang- canh-6826.aspx>, truy cập ngày 5/9/2018.

44.Chính phủ (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa của

quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5, < http://hethongphapluatvietnam.com/luat-di- san-van-hoa-sua-doi-2009.html>, truy cập ngày 25/11/2018.

45.Đoàn Hồng và Hồng Phong (2017), Phú Ninh tiên phong về đích nông thôn mới

trong gian khó, < https://baomoi.com/phu-ninh-tien-phong-ve-dich-ntm-trong- gian -kho/c/24104817.epi>, truy cập ngày 29/8/2018.

46.Nguyễn Thị Huệ (2008), Di tích lịch sử văn hoá với vấn đề phát triển du lịch

<http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=24&sitepa geid=417#sthash.yPjWJW7M.dpbs>, truy cập ngày 23/11/2018.

47.Hồ Hường (2017), Để ngành du lịch hút nhà đầu tư lớn, < http://enternews.vn/de-

nganh-du-lich-hut-nha-dau-tu-lon-105108.html>, truy cập ngày 2/12/2018.

48.Nguyễn Thế Hùng (2007), Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây

dựng và phát triển đất nước, <http://dch.gov.vn/pages/news/preview .aspx?n =365&c=61>, truy cập ngày 23/11/2018.

49.Khánh Linh (2010), Thực trạng di tích ở xứ Quảng, <http://baoquangnam.vn/van-

hoa-van-nghe/201010/thuc-trang-di-tich-o-xu-quang-62682/ 3.>, truy cập ngày 15/11/2018.

50.Khánh Linh (2011), Mở hướng cứu di tích, < http://baoquangnam.vn/van-hoa-van-

nghe/201109/mo-huong-cuu-di-tich-55924/ >, truy cập ngày 23/11/2018.

51.Dương Hương Ly (1967), Đất quê ta mênh mông, <https://www.thica.net/2008/

07/05/d%E1%BA%A5t-que-ta-menh-mong/>, truy cập ngày 8/10/2018.

52.Thảo Nguyên (2017), Phú Ninh với công tác trùng tu di tích, <http

://baoquangnam.vn/xa-hoi/201712/phu-ninh-voi-cong-tac-trung-tu-di-tich77364 9/ 1>, truy cập ngày 23/11/2018.

53.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch, < https:// luatvietnam.vn/van-hoa/luat-44-2005-qh11-quoc-hoi-17477-d1.html#noidung>, truy cập ngày 2/8/2018.

54.Ngô Phú Thiện (2014), Hệ thống địa đạo Phú Ninh: Kỳ tích của lòng dân, <http:// baoquangnam.vn/nguoi-quang-xa-que/dat-va-nguoi-xu-quang/201408/he-thong- dia-dao-phu-ninh-ky-tich-cua-long-dan-516303/>, truy cập ngày 21/10/2018.

55.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững

Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, <http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal /chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_id=157753>, truy cập ngày 5/12/2018.

56.Đặng Việt Thủy (2018), Địa đạo Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp và đế quốc Mỹ, < http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Dia-dao-Viet-Nam-

trong-hai-cuoc-khang-chien-chong-thuc-dan-Phap-va-de-quoc-Mypost 189748.

gd>, truy cập ngày 10/9/2018.

57.Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh về Du lịch, <https://thukyluat.vn

/vb/phap-lenh-du-lich-nam-1999-b016.html>, truy cập ngày 2/8/2018.

58.Nguyễn Xuyến (2016), Bác Hồ với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc,<http://m. baodaknong.org.vn/chinh-tri/bac-ho-voi-viec-bao-ton-di-san-van-hoa-dan-toc505 81.html>, truy cập ngày 23/11/2018.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Văn bản, sơ đồ, lược đồ

PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh về hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh

PHỤ LỤC 1

VĂN BẢN, SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

1.2. Sơ đồ

1.2.1. Sơ đồ đường đi đến di tích lịch sử cấp tỉnh địa đạo Gò Thai

1.2.3. Sơ đồ đường đi đến di tích lịch sử địa đạo Gò Dân

1.2.5. Sơ đồ đường đi đến di tích lịch sử địa đạo Gò Nông (địa đạo Hòa Bình)

1.3. Bản đồ

1.3.2. Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích lích sử địa đạo Gò Thai

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 65 - 88)