Giải pháp bảo tồn và tôn tạo di tích

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 56 - 57)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.1.Giải pháp bảo tồn và tôn tạo di tích

Để bảo tồn và tôn tạo di tích, cần nhanh chóng xây dựng và triển khai dự án trùng tu và tôn tạo các địa đạo ở huyện Phú Ninh. Trước hết, phải tập trung thực hiện công tác quy hoạch, giải toả đền bù khu vực dân cư quanh địa đạo tránh tình trạng người dân xâm chiếm khu vực địa đạo làm nhà ở, các công trình phụ và trồng cây sát vào địa đạo gây hư hại đến địa đạo. Phải lên kế hoạch trùng tu, tôn tạo một cách kiên cố nhưng đồng thời không được thái quá làm mất đi nguyên trạng thật sự của di tích như việc xây đắp bê tông trên các miệng hầm làm giảm đi những giá trị và lệch đi bản

chất thật sự của di tích. Trùng tu, tôn tạo không có nghĩa là làm mới, làm đẹp lại hoàn toàn cho di tích, mà chỉ được sửa chữa phục hồi những nơi hư hỏng, xuống cấp, gia cố cho vững chắc. Có thể tiến hành phục hồi nguyên trạng một số địa điểm chính của địa đạo như: miệng địa đạo, ngách địa đạo. Miệng địa đạo hiện nay bị sạt lở và bị vùi lấp vì vậy cần phải trục hết đất đá lên sau đó gia cố bằng đá chẻ, phun vữa giả đất xung quanh. Các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày như tấm phản, võng trong địa đạo cũng sẽ được phục chế nguyên trạng như trước. Công tác bảo vệ trùng tu, tôn tạo di tích phải được thực hiện theo đúng Luật trùng tu tôn tạo di sản văn hóa.

Trong quá trình trùng tu, tôn tạo, phục hồi địa đạo bên cạnh yếu tố nguyên gốc của địa đạo luôn đặt lên hàng đầu thì yếu tố thẩm mỹ và sự an toàn cũng luôn được chú trọng. Vì vậy vách và trần địa đạo sẽ được chèn bằng bê tông cốt thép, bên trong phun vữa giả đất tạo những hốc nhỏ đặt đèn điện (đèn giả cổ) để phục vụ cho khách tham quan sau này. Các cơ quan chức năng cần tìm hiểu tính chất đất của khu vực quanh địa đạo để tìm ra những loại cây trồng phù hợp với khu vực này vừa tạo nên những cảnh quan đẹp, mát mẻ vừa mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho địa đạo.

Ngoài ra, để công tác trùng tu, tôn tạo đem lại kết quả tốt thì chính quyền địa phương có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm trùng tu tôn tạo ở một số địa đạo của nước ta và vận dụng những kinh nghiệm đó một cách sáng tạo và phù hợp với đặc điểm di tích hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh.

Mặt khác, đi đôi với việc trùng tu và tôn tạo di tích cũng cần tiến hành giải quyết vấn đề thoát nước, nạn úng lụt vào mùa mưa nhằm giảm bớt tình trạng xuống cấp của di tích. Đồng thời các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm bằng pháp luật hình sự đối với hành vi xâm hại di tích được quy định trong các Điều 178 và Điều 345 Bộ luật Hình sự năm 2005.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 56 - 57)