Địa đạo Gò Thai (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 33 - 34)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Địa đạo Gò Thai (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Di tích lịch sử địa đạo Gò Thai trước đây toạ lạc tại thôn Đàn Trung, xã Tam Dân, nay thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Địa đạo Gò Thai nằm ở phía Tây của Tỉnh lỵ Quảng Nam. Từ trung tâm Tỉnh lỵ Quảng Nam theo đường Trần Cao Vân đi Tiên Phước, Trà My, đi đến Uỷ ban nhân dân (UBND) xã Tam Dân (8km). Sau đó tiếp tục đi thẳng khoảng 2km gặp tuyến kênh Phú Ninh (kênh N6). Đi tiếp 500m gặp ngã tư. Tại đây rẽ phải rồi tiếp tục đi theo đường bê tông nông thôn khoảng 1km là đến điểm khởi đầu di tích lịch sử địa đạo Gò Thai.

Đia đạo Gò Thai được triển khai xây dựng vào giữa năm 1951 và hoàn thành vào tháng 5/1952 do đồng chí Phạm Ngôn làm xã đội trưởng, đồng chí Dương Dần làm thôn đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Thời gian đầu địa đạo được thực hiện ở quy mô nhỏ. Tại đây, các cơ quan đầu não của khu kháng chiến Hạ Lào đã cùng nhân dân trong vùng xây dựng và sử dụng địa đạo làm nơi trú ẩn an toàn, phòng tránh máy bay Pháp ném bom.

Sau phong trào Đồng Khởi ở Quảng Nam (1964) thì một năm sau (1965), xã Kỳ Long cùng một số xã ở huyện Bắc Tam Kỳ được hoàn toàn giải phóng. Để giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, Quân khu V và Tỉnh uỷ Quảng Nam đã chủ trương chỉ đạo Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Tam Kỳ về củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng mặt trận và các đoàn thể cách mạng, xây dựng giao

thông hào và công sự chiến đấu, đào địa đạo để “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh

quét đánh lớn. Từ chủ trương chiến lược đó, một số địa đạo ở Kỳ Long được khẩn trương củng cố và xây dựng. Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, sự điều hành trực tiếp của Huyện đội Bắc Tam Kỳ, Chi xã Kỳ Long đã phân công các đồng chí Võ Ngọc Thạch, Nguyễn Khánh, đồng chí Phan Ngô (Bí thư Chi bộ xã), Nguyễn Vân (Chủ tịch UBND xã), Huỳnh Ngọc Hoàng (Trưởng công an xã) trực tiếp huy động nhân dân thôn Đông, thôn Tây và xóm Mộng tiếp tục đào địa đạo với quy mô lớn hơn, nhiều ngõ ngách hơn, chiều dài khoảng 5km.

Địa đạo chạy theo hình chữ Z hướng Đông - Tây. Địa đạo kéo dài từ nhà ông Trương Hóa đến vườn nhà bà Mãng, ông Võ Ngộ đến đồng ruộng Cửu Yên với 15 miệng hầm. Các miệng hầm cách nhau 50m. Chiều rộng địa đạo là 1,2m, chiều cao đường hầm là 1,8m. Với kích thước như vậy nên việc đi lại dưới địa đạo tương đối dễ dàng, thuận lợi và cơ động để triển khai đội hình chiến đấu. Trong lòng địa đạo, cứ cách 30 - 50m thì có một ngách thông hơi được ngụy trang khéo léo. Có những nơi trong lòng địa đạo được đào rộng hơn để làm nơi cất giấu lương thực, vũ khí, hội họp. Đặc biệt gần cửa hầm thứ 13 về phía Tây có một trạm pháo dã chiến. Miệng ra cuối cùng nằm ở phía Tây - Bắc ra đồng ruộng Cửu Yên. Trên mặt đất có giao thông hào rộng 0,4m, cao 1,5m bao quanh Gò Thai theo hướng đồng ruộng Cửu Yên đi lên đập Vớ, núi Mỹ để bộ đội, du kích dể dàng di chuyển rút về tuyến sau.

Công việc đào điạ đạo hết sức khó khăn và vất vả. Mật thám của địch lùng sục khắp nơi, trà trộn vào trong dân. Bọn tề điệp lại ráo riết đi càn, săn lùng. Do vậy phần lớn thời gian đào vào ban đêm, có khi kéo dài đến sáng hôm sau. Còn ban ngày thì bố trí người cảnh báo ở đầu thôn đến cuối thôn để canh phòng người lạ, một nhóm nhỏ mới tiếp tục tiến hành đào địa đạo. Để tránh bị phát hiện dấu vết trên mặt đất, nhân dân bí mật đem từng xẻng đất đổ vào từng gốc thơm sau đó ngụy trang lại. Cả một khối lượng đất đá khổng lồ từ dưới lòng đất đưa lên nhưng được nhân dân ngụy trang rất khéo léo, tài tình nên người ngoài thôn đi vào không thể phát hiện được.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 33 - 34)