7. Cấu trúc của đề tài
2.4. Vai trò của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh trong hai cuộc kháng chiến
chiến chống Pháp và Mỹ xâm lƣợc
Trong tác phẩm “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết:“Muốn tiến hành thắng lợi chiến tranh cách mạng, cần có hậu phương vững chắc. Hậu phương vững chắc là một nhân tố thường xuyên của thắng lợi bởi vì hậu phương là nguồn cổ vũ, động viên về chính trị, tinh thần cho tiền tuyến, là nguồn cung cấp, chi viện về nhân lực, vật lực, tài lực cho chiến tranh. Quy mô chiến tranh càng lớn, vai trò của hậu phương càng quan trọng” [13, tr.169]. Đường lối quân sự của Đảng ta hết sức coi trong vai trò của hậu phương trong chiến tranh. Từ khi đặt vấn đề đấu tranh vũ trang thì vấn đề đất đứng chân làm nơi che giấu, huấn luyện, tiếp tế, củng cố, nghỉ ngơi của lực lượng vũ trang nhân dân cũng đồng thời được đặt ra. Sự tồn tại và hoạt động của các căn cứ trên địa bàn huyện Phú Ninh nói chung, ở các địa đạo huyện Phú Ninh nói riêng đã giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
Thứ nhất, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi đảm bảo cho cán bộ, bộ đội, dân quân và nhân dân địa phương trú ẩn, ngụy trang tránh địch phát hiện.
Ông Nguyễn Văn Hồng (73 tuổi) - nguyên là Xã đội trưởng Kỳ Long thời
chống Mỹ cho biết: “Hầu hết các địa đạo ở đây có vai trò chính là nơi nuôi giấu cán
bộ hoạt động, bộ đội trú chân cùng các lực lượng vũ trang địa phương tránh pháo bom của địch”. Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là công trình phòng thủ được xây
dựng dưới lòng đất (đường hầm) để nối liền với các trận địa từ những hướng khác
nhau nhằm phục vụ cho bộ độichủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, cán bộ và nhân
dân trú ẩn, nguỵ trang tránh địch phát hiện. Không những vậy, địa đạo còn là nơi để bố phòng chống địch càn quét, lấn chiếm, che giấu cán bộ hoạt động, bộ đội trú chân tập kết và là nơi rút quân của bộ đội, du kích và nhân dân trong những trận càn quét, đánh lớn. Hệ thống địa đạo là nơi ở của bộ chỉ huy các trận đánh, góp phần đảm bảo an toàn và bí mật cho chiến tranh du kích và phong trào cách mạng trong địa bàn huyện.
Thứ hai,các địa đạo ở huyện Phú Ninh còn có vai tròquan trọng trong việc giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng.
Sang thời kỳ chống Mỹ, sau khi Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Quân khu V mở chiến dịch xuân 1965 lấy tên là chiến dịch “Nguyễn Văn Trỗi”, quân giải phóng đồng loạt tấn công địch trên khắp chiến trường Quảng Nam, hướng trọng điểm là Quế Sơn, Tây Tam Kỳ, Tây Thăng Bình. Đêm ngày 7/2/1965, quân ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Việt An (Tây Thăng Bình), bức rút hàng loạt các đồn bốt của địch, 12 xã vùng Tây được giải phóng. Ngày 15/2/1965, bộ đội Tỉnh và bộ đội chủ lực Quân khu V tấn công địch ở vùng Tây Quế Sơn, giải phóng 22/29 xã. Quân ta tiếp tục mở rộng tấn công vào Tây - Bắc Tam Kỳ, tập kích đánh đồn Chà Vu, bao vây đồn Đá Nẻ, địch ở đây tháo chạy, huyện Bắc Tam Kỳ có 5/12 xã là Kỳ Phước (Tam Lộc), Kỳ An (Tam Phước), Kỳ Thịnh (Tam Vinh), Kỳ Nghĩa (Tam Thái) và một phần xã Kỳ Lý (Tam Đàn) được hoàn toàn giải phóng. Để giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, phát huy thắng lợi to lớn của phong trào Đồng Khởi (1964), địa đạo huyện Phú Ninh ra đời để bố phòng chống địch càn quét lấn chiếm, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, chăm sóc nuôi dưỡng lực lượng vũ trang, biến ấp chiến lược của địch thành thôn xã chiến đấu của ta, đào hầm chông, hầm trú ẩn ở mỗi gia đình, những nơi công cộng, đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ, bộ đội, cất giấu tài sản phòng khi địch càn quét lấn chiếm, sử dụng nhiều biện pháp để chống lại những trận càn quét của địch, che giấu cán bộ hoạt động, bộ đội trú chân tập kết hay làm nơi dưỡng thương cho thương binh trong những trận càn quét, đánh lớn.
Thứ ba, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi cất giữ lương thực, vũ khí của bộ đội và quân dân địa phương.
hay Tỉnh đội Quảng Nam mới điều quân, vận lương về ém trước ở những địa đạo này. Trong lòng của hầu hết các địa đạo ở huyện Phú Ninh có một số nơi được đào rộng hơn để cất giữ vũ khí, lương thực”. Trong hai cuộc chiến đấu, địch tìm mọi cách bao vây đánh phá về kinh tế, chúng cho bọn dân vệ, nghĩa quân cướp hết lương thực, thực phẩm của dân mua bán ở chợ đem về, trong đó có lương thực mua cho cách mạng. Địch thường xuyên dùng súng đạn từ các chốt điểm bắn phá bừa bãi vào nhà dân, vào ruộng đồng thôn xóm, cố triệt hạ không cho dân ra đồng sản xuất. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn bám làng sản xuất, lập hủ gạo tiết kiệm nuôi du kích đánh giặc, thu mua lương thực, thực phẩm, sẵn sàng làm nhiệm vụ hậu cần tiếp tế lương thực, thực phẩm, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến. Để đảm bảo vũ khí cho bộ đội và dân quân địa phương chiến đấu, các địa đạo sẽ được đào rộng ra hơn để làm nơi cất giấu vũ khí. Trong thời kỳ chống Pháp, ngành quân giới quân khu V đã giao cho tỉnh đội Quảng Nam bí mật chuyển “xưởng công nghiệp cơ khí Tam Kỳ” lên khu rừng rậm của làng Phước Thượng và đổi tên là “xưởng quân khí Lê Hồng Phong” (khu vực địa đạo Phước Thượng), lập “xưởng quân khí Huỳnh Ngọc Huệ” tại Gò Cốc (khu vực địa đạo Gò Dân). Những súng đạn chế tác được sẽ được giấu dưới địa đạo, đề phòng khi địch càn quét cướp bóc.
Thứ tư, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi dùng làm trạm cứu thương dã chiến, nơi chữa thương cho bộ đội du kích.
Trong chiến đấu, những người bị thương sẽ được đưa xuống địa đạo trị thương để đảm bảo an toan tính mạng cho bộ đội. Nhân dân ở địa phương đã bí mật giúp đỡ thuốc men, chăm sóc bộ đội lúc ốm đau. Tại khu vực địa đạo Gò Dân và Ao Lầy, các cơ quan của Đảng, chính quyền xây dựng trạm cứu thương dã chiến để cứu chữa cho bộ đội phục vụ tại các chiến trường Bắc Quảng Nam, Tây nguyên và chiến trường Hạ Lào.
Thứ năm, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta.
Ở địa đạo Gò Nông có miệng hầm được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Đây chính là điểm bất ngờ với quân địch. Chính từ những địa đạo này, các đơn vị bộ đội chủ lực của ta xuất phát tiến công vào sào huyệt của địch. Những địa đạo ở huyện Phú Ninh là nơi diễn ra cuộc giao tranh quyết liệt giữa một bên là kẻ địch mưu toan tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang cách
mạng, xóa sạch căn cứ và một bên là lực lượng kháng chiến quyết tâm giữ vững căn cứ, bảo toàn lực lượng và từ đó làm chỗ dựa mở rộng phạm vi hoạt động quân sự, tiến công vào vùng chiếm đóng của địch. Một trong những trận đánh lớn diễn ra tại khu vực địa đạo Gò Nông là tháng 7/1968, quân ta về ém tại địa đạo và lên phương án đánh xe tăng địch từ tỉnh lỵ Quảng Tín càn quét vùng giải phóng theo hướng rừng Xanh lên thôn Khánh Bình, xã Kỳ Nghĩa. Trận đánh diễn ra trong một ngày liền, quân ta bám các giao thông hào, các ụ súng tại hầm chiến đấu nã súng vào đội hình giặc. Kết quả là ta đã tiêu diệt và bắn cháy tại chỗ 9 xe tăng, 1 trung đội bộ binh của địch. Đến chiều địch rút lui và sáng hôm sau tăng quân cứu viện phản công lại. Trung đoàn 31 chủ động rút quân theo tuyến địa đạo ra dòng suối Cái lên Kỳ Quế an toàn. Khi địch phát hiện được lực lượng du kích của ta tại các địa đạo, chúng đã dùng xe ủi đất
cày ủi, phá hủy, thả bom xăng và đạn pháo, phun chất độc hóa học và thực hiện những
trận càn quét khốc liệt, biến nơi đây trở thành chiến trường khốc liệt của ta và địch. Những trận đánh anh dũng tại khu vực địa đạo đã đi vào trang sử của quê hương như một minh chứng hào hùng về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của quân và dân ta. Nhà thơ Dương Hương Ly đã có những câu thơ đầy xúc động:
"Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam
...
Có những đoàn quân từ lòng đất xông lên quân thù bạt vía
xung quanh chúng đâu cũng là trận địa. Đất quê ta mênh mông” [51].
Thứ sáu, một số địa đạo ở huyện Phú Ninh là căn cứ vững chắc nhằm huấn luyện quân sự, chi viện sức người, sức của cho chiến trường Hạ Lào.
Năm 1949, bộ đội Hạ Lào đến khu căn cứ Ao Lầy (Tam Dân) đóng quân. Nhân dân địa phương hết lòng giúp đỡ bộ đội Hạ Lào. Năm 1950, khu kháng chiến Hạ Lào chuyển về thôn Dương Đàn, xã Tam Dân. Tại đây, bộ đội Hạ Lào đã đào giao thông hào, địa đạo Gò Thai cùng với nhân dân địa phương làm nơi trú ẩn. Bộ đội Hạ Lào đã cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với nhân dân trong vùng. Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ viện trợ vũ khí, quân trang quân dụng, trực tiếp huấn luyện quân
trường Hạ Lào. Với tình nghĩa quốc tế trong sáng, Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam nói chung, nhân dân xã Tam Dân nói riêng đã giúp đỡ bộ đội Hạ Lào cả về xương máu, tài lực, vật lực. Điều đó đã minh chứng cho tình nghĩa keo sơn, gắn bó giữa nhân dân 2 nước Việt Nam - Lào.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH