Địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 34)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.2. Địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Di tích lịch sử địa đạo Gò Dân tọa lạc tại hai quả đồi thấp có tên là Gò Cốc và Gò Dân thuộc thôn Kỳ Tân và thôn Cây Sanh, xã Kỳ Long, huyện Tam Kỳ (trước đây), nay là xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Từ trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam theo đường Trần Cao Vân đi về phía Tây (đường Tam Kỳ đi huyện Tiên Phước - Trà My) khoảng 7km gặp tuyến kênh chính

Bắc Phú Ninh chạy qua. Từ đây tiếp tục đi thẳng khoảng 100m gặp chợ Tam Dân, rẽ tay phải đi chừng 50m là đến địa điểm khởi đầu của di tích lịch sử địa đạo Gò Dân.

Địa đạo Gò Dân được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1950 và hoàn thành vào năm 1952. Tuy nhiên thời gian đầu địa đạo chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ (chủ yếu ở khu vực Gò Cốc). Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau phong trào Đồng Khởi ở Quảng Nam (1964), đến năm 1965, nhiều xã ở huyện Bắc Tam Kỳ, trong đó có xã Kỳ Long được giải phóng. Để giữ vững vùng giải phóng đó, nhân dân các thôn Kỳ Tân, Cây Sanh và Dương Lâm thuộc xã Kỳ Long đã tích cực đào địa đạo với quy mô lớn hơn, dưới sự điều hành của các đồng chí trong chi bộ xã Kỳ Long nghe theo chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện uỷ Bắc Tam Kỳ với chủ trương xây dựng công sự để chiến đấu, đào địa đạo của Quân khu V và Tỉnh ủy Quảng Nam.

Quy mô của địa đạo được hình thành gồm có 15 miệng hầm kéo dài từ Trạm bơm (kênh chính) qua Gò Cốc đến Gò Dân. Địa điểm miệng hầm đi vào nằm ở khu vườn nhà ông Bản (gần đường giao thông đi đập Dương Lâm). Địa đạo chạy theo hình chữ Z hướng Đông - Tây. Các miệng hầm cách nhau 30m, 7 miệng hầm đầu tiên chạy theo hướng Đông Tây, 3 miệng hầm tiếp đến chạy men theo bờ rào hướng Bắc - Nam, từ miệng hầm thứ 10 đến miệng thứ 11 đột ngột chạy gấp khúc theo hướng Tây - Bắc, miệng hầm thứ 12 trở đi chạy theo hướng Đông - Tây. Chiều rộng địa đạo là 1,2m, chiều cao đường hầm là 1,8m. Miệng ra cuối cùng nằm ở phía Đông. Trên mặt đất chung quanh khu đồi là hệ thống giao thông hào trước đây rộng 0,4m, cao 1,5m chạy dài từ Gò Dân đi các hướng Dương Lâm, rừng Mèo, Dương Tranh vào Long Sơn để bộ đội, du kích và nhân dân dễ dàng di chuyển tránh địch phát hiện cũng như bom pháo của địch ném xuống.

Việc đào địa đạo rất bí mật, những người tham gia đào địa đạo được chia thành 4 tổ khác nhau, mỗi tổ đảm nhận một miệng hầm. Vùng 1 và vùng 2 là nhân dân thôn Dương Lâm, vùng 3 là nhân dân thôn Kỳ Tân và vùng 4 là nhân dân thôn Cây Sanh. Việc đào địa đạo với những công cụ thô sơ như cuốc chim, cuốc vố, cuốc bàn, gánh, trạc... Mỗi vùng có một nhiệm vụ duy nhất là đào xong đoạn hầm được phân công cho đến khi tiếp giáp miệng hầm do vùng khác thực hiện sau đó tiếp tục đào ở các miệng hầm tiếp theo. Lực lượng thanh niên đi đầu trong nhiệm vụ đào địa đạo, phụ nữ lo cơm nước và tham gia vận chuyển đất.

Di tích lịch sử địa đạo Gò Nông (hay còn gọi là địa đạo Hoà Bình) toạ lạc tại Gò Nông, xóm Khánh Bình, xã Kỳ Nghĩa, huyện Bắc Tam Kỳ (trước đây) nay thuộc xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Địa đạo Gò Nông nằm về phía Tây Nam của tỉnh lỵ Quảng Nam. Từ trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam theo đường Trần Cao Vân đi huyện Tiên Phước, đến UBND xã Tam Thái tiếp tục đi 1km đến chợ Khánh Thọ. Từ đây rẽ tay phải đi chừng 2km là đến địa điểm khởi đầu của di tích lịch sử địa đạo Gò Nông.

Địa đạo Gò Nông được hình thành những năm 1946 - 1947*, gồm những hầm

ngắn để ẩn nấp, cất giấu vũ khí, tài liệu. Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, dưới sự chỉ huy của cấp trên, các đồng chí trong chi bộ xã Kỳ Nghĩa tiếp tục vận động nhân dân tiến hành đào địa đạo với quy mô lớn hơn, nhiều nhỏ ngách hơn. Việc đào địa đạo do nhân dân xã Kỳ Nghĩa tiến hành, trong đó chủ yếu là nhân dân 3 thôn Khánh Bình, Khánh Thuận, Khánh Yên và một bộ phận của thôn Khánh Thịnh phối hợp với Huyện đội Bắc Tam Kỳ, dân quân du kích địa phương thực hiện.

Địa Gò Nông được đào trong lòng quả đồi đất đỏ có tên là Gò Nông với độ cao chừng 30m và diện hơn 5ha. Miệng vào của địa đạo nằm bên kia đỉnh Gò Nông, hơi chếch về hướng Đông - Bắc. Trên miệng hầm phóng tầm mắt về hướng Đông - Bắc là đồng ruộng thẳng tắp, bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát hướng tiến công bằng xe tăng và bộ binh của địch. Miệng vào của địa đạo được xây dựng có ụ súng được ngụy trang khéo léo gồm 3 vòng tròn âm xuống đất và nối tiếp nhau bằng hệ thống giao thông hào. Cách đồng ruộng 500m đi về hướng Tam Kỳ là dòng suối Cái (suối Trà Thai) bao bọc cánh đồng Khánh Bình, Khánh Thịnh. Đây cũng điểm cuối của địa đạo. Miệng hầm này được xây dựng dưới lòng suối Cái nên cán bộ của ta muốn vào dịa đạo phải lặn xuống nước mới vào được bên trong. Hệ thống giao thông hào đào chằng chịt bao quanh đồi Gò Nông, độ sâu của rãnh thông hào rộng 0,4m, cao 1,5m, điểm cuối là dòng suối Cái (hướng Tây thuộc thôn Khánh Thọ Đông) để quân ta dễ dàng rút về tuyến sau theo dòng suối Cái lên Kỳ Quế vào những thời điểm bộ đội tập trung về đông cỡ trung đoàn. Phía bên trong chu vi đường hầm rộng khoảng 1m, cao khoảng 1,6m, trong đường hầm cách nhau hai miệng có một ngách tránh sâu vào

* Theo “Hồ sơ Di tích địa đạo Gò Nông”, địa đạo Gò Nông được đào từ năm 1965. Nhưng ở website

[http://cand.com.vn/Xa-hoi/Di-tich-dia-dao-Go-Nong-chua-duoc-khoanh-vung-bao-ve-152382/]“Hồ sơ di tích: Căn cứ Ao Lầy - Kỳ Thịnh” và phỏng vấn nhân chứng trong chuyến đi khảo sát thực địa thì địa đạo Gò Nông được đào từ những năm 1946 - 1947.

1,5m, rộng 1,2m để dưỡng thương trong trận đánh và tránh nhau khi vận chuyển hoả lực bên trong đường hầm.

Việc tổ chức đào và bảo vệ địa đạo rất phức tạp, đòi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuổng mà còn gián điệp tìm cách xâm nhập. Theo chủ trương bí mật, mỗi tổ gồm có 12 người, trong đó có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đào xong đoạn hầm được phân công cho đến khi tiếp giáp đường hầm do tổ khác thực hiện. Tổ này không được biết nhiệm vụ của tổ kia và không được hỏi những thông tin liên quan đến việc đào hầm. Đây cũng là biện pháp chủ trương chung cho tất cả các công trình địa đạo được đào trong thời gian này trên địa bàn huyện Bắc Tam Kỳ. Việc đào địa đạo được chia làm 2 ca, ca này làm ban ngày, ban đêm nghỉ dưỡng sức và ngược lại để không gián đoạn thời gian đào địa đạo. Sự ra đời của hệ thống đường hầm với độ dài 1,5km là công trình trí tuệ và sự nổ lực phi thường của quân và dân xã Kỳ Nghĩa và lực lượng vũ trang huyện Bắc Tam Kỳ.

2.2.4. Một số địa đạo khác

Địa đạo Phước Thượng (thôn Phước Thượng, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh)

được xây dựng dưới chân núi Bồ của xã Tam Đại, cách Tam Kỳ khoảng 10km về phía Tây. Địa đạo được 15 thanh niên khỏe mạnh đào trong một năm (1947 - 1948), có một nơi đào rộng để làm kho cất giấu súng đạn, còn lại những đường hầm thông nhau, mỗi hầm cao hơn 1,6m, rộng 0,6m. Mỗi cửa địa đạo có bề rộng 1m, sâu từ 2 - 4m. Ngoài ra, bao quanh ngọn đồi khoảng 8ha có giao thông hào bao bọc dài 1,5km.

Đia đạo Gò Trại (thôn Đại Đông (Thôn 2), xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) được nhân dân thôn 1 và thôn 2 bắt đầu đào vào tháng 5/1965, đến đầu năm 1966 thì hoàn thành với tổng chiều dài khoảng 2000m; cao 1,6m; rộng từ 1 đến 1,5m và sâu khoảng 5m so với mặt đất; cứ 50 - 100m thì có một ngách để thông hơi và lên xuống. Điểm cuối địa đạo ở hướng Đông và xây dựng công sự để chiến đấu.

Địa đạo Gò Miên (thôn Trung Định, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) được đào và đưa vào sử dụng năm 1964, dài khoảng 3km. Địa đạo là hệ thống các đường hầm chằng chịt, chia thành nhiều nhánh hình xương cá, nhiều ngõ ngách để chống địch đi càn, tránh pháo và bom.

2.3. Hoạt động kháng chiến trong địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

hay đào mới trong thời kỳ chống Mỹ (địa đạo Gò Miên, địa đạo Gò Trại...). Sau khi đất nước được thống nhất, chẳng mấy ai còn quan tâm đến những địa đạo này nữa. Đến khi huyện được thành lập (2005) thì một năm sau đó (2006), ngành Văn hóa - Thông tin huyện mới tổ chức kiểm kê, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng các di tích. Do thời gian đã trôi qua quá lâu, những người tham gia đào các địa đạo hoặc đã mất hoặc những người lúc trước tham gia đào địa đạo còn nhỏ thì bây giờ đã là những người có tuổi, trí nhớ không còn được minh mẫn nên việc tìm hiểu những địa đạo này gặp rất nhiều khó khăn và không có sự thống nhất. Do đó, trong các Hồ sơ di tích và trong chuyến khảo sát thực địa, những tài liệu và thông tin về các địa đạo rất ít, có sự mâu thuẩn với nhau. Vì thế, những sự kiện lịch sử của quân và dân ta diễn ra trong các địa đạo này còn được tìm thấy rất hạn chế, mang tính chung chung.

2.3.1. Địa đạo Gò Thai (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Năm 1950, địa đạo Gò Thai là nơi đóng quân của khu kháng chiến Hạ Lào, giúp bộ đội Lào giữ vững được lực lượng và nhân dân trong vùng cất giấu vũ khí, lương thực, tài sản để chuẩn bị chi viện cho chiến trường Bắc Quảng Nam.

Bước sang thời kháng chiến chống Mỹ, trong những năm 1965 đến 1975, bộ đội chủ lực Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu V thường xuyên trụ bám, trú ẩn. Tại khu vực địa đạo xảy ra nhiều trận đánh lớn giữa ta và địch, đạn pháo của địch liên tục bắn phá, đặc biệt là trận đánh tiêu diệt địch diễn ra vào tháng 9/1968. Được sự chỉ dẫn của bọn nội gián, địch phát hiện quân chủ lực của ta ở Gò Thai, chúng đã huy động 1 đội quân thám báo, 2 trung đội bảo an, 1 trung đội nghĩa quân và lính biệt lập có sự yểm trợ của 8 xe tăng địch chia làm 2 hướng tấn công vào quân ta. Hướng thứ nhất đi từ đường 616 đến Gò Miếu Đương Trung tiến vào phía Tây Gò Thai. Hướng thứ hai đi từ đường 616 đến Dương Đàn vào phía Đông Gò Thai. Sau một ngày giao tranh ác liệt, ta đánh lui hoàn toàn quân địch và đảm bảo cho bộ đội rút lui an toàn về hậu cứ Phước Tân.

2.3.2. Địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Địa đạo Gò Dân là hệ thống công trình phòng thủ được xây dựng dưới lòng đất để nối liền với trận địa từ những hướng khác nhau nhằm phục vụ cho bộ đội, dân quân, cán bộ và nhân dân trú ẩn, ngụy trang tránh địch phát hiện. Năm 1949, quân khu V xây dựng nhiều hầm bí mật, giao thông hào và lập xưởng quân khí mang tên Huỳnh Ngọc Huệ để sản xuất vũ khí, chế tạo súng đạn, tất cả đều giấu dưới những hầm bí mật. Tuy

nhiên, hầm với quy mô còn nhỏ, không đủ sức chứa cho 100 công nhân nên nhân dân đã tiến hành mở rộng hầm thành địa đạo để phòng địch phát hiện cho máy bay ném bom. Xưởng quân khí đứng chân tại Gò Cốc khoảng 5 năm (1949 - 1954), sau hiệp định Giơnevơ, xưởng quân khí này chuyển ra Bắc.

Bên cạnh xưởng quân khí còn có xưởng in báo của Quân khu V với tên gọi là “Nhà in tháng 8” do ông Bùi Công Phu làm giám đốc với gần 60 công nhân chia làm 7 cơ sở gồm các xưởng sắp chữ, xưởng in, xưởng đóng tập... Những tài liệu này giúp cán bộ nắm bắt được tình hình, triển khai vận động nhân dân đào địa đạo. Trụ sở chính nơi ông Bùi Công Phu làm việc mượn ngôi nhà cũ của ông Mai Toán là Bí thư ban cán sự thôn Khánh Tân xã Tam Dân (thời kỳ 1953 - 1954). Sau năm 1954, xưởng in báo tiếp tục di chuyển đến nơi khác theo thỏa thuận của hiệp định Giơnevơ. Tuy nhiên để lại vài cán bộ ở trụ sở nhà ông Mai Toán để liên lạc.

Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết (20/7/1954), đến tháng 9/1954, ngụy quyền tiếp quản xã Kỳ Long, chúng điều tiểu đoàn 44 và tiểu đoàn 106 lên đóng đồn tại Gò Dân. Chúng hỗ trợ cho bọn phản động địa phương thành lập bộ máy ngụy tề cơ sở, lùng bắt cán bộ, đàn áp cách mạng. Tại đây, chúng bắt được hai đồng chí Phạm Ngôn (xã đội trưởng) và Dương Dần (xã đội phó) rồi đem chôn sống tại địa đạo và bắt cán bộ hoạt động cách mạng ở nơi khác đưa đến đây thủ tiêu để gây thanh thế.

Năm 1966, địch đưa quân lên đóng đồn tại núi Trà Gó. Lực lượng du kích Kỳ Long đứng điểm tại Gò Dân đã dùng súng trường kính bắn bia tiêu diệt địch. Đến năm 1969, địch phát hiện tại địa đạo Gò Dân có cơ sở của ta hoạt động nên đã dùng xe ủi đất cày ủi, phá hủy, san bằng địa đạo Gò Dân. Tuy nhiên, lực lượng du kích của ta đã dùng mìn đánh cháy xe ủi của chúng, buộc địch phải rút chạy khỏi khu vực địa đạo Gò Dân.

Từ năm 1965 trở đi, địch thường xuyên cho máy bay ném bom và đạn pháo xuống khu vực này. Địa đạo trở thành nơi trú ẩn an toàn cho cán bộ và nhân dân địa phương cho đến ngày giải phóng.

2.3.3. Địa đạo Gò Nông (thôn Hoà Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh)

Tại địa đạo Gò Nông, cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất để hoạt động. Từ lòng địa đạo, du kích xuất hiện, men theo chiến hào, dựa vào các ụ chiến đấu tấn công địch. Khi địch phát hiện

núi an toàn. Vào thời kỳ đánh phá ác liệt thì mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của cán bộ cách mạng nằm vùng đều “âm” xuống lòng đất. Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên người cán bộ phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt, gian khổ và hi sinh bởi lòng đất tối đen, chật hẹp, đi lại rất khó khăn. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng (ánh sáng chủ yếu là đèn nến hoặc đèn pin). Vào mùa mưa, lòng đất phát sinh nhiều loại côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn rết.

Trong những năm 1967, 1968 đến 1970 là nơi hoạt động của các đơn vị Trung đoàn 31, Tiểu đoàn 72, Tiểu đoàn 74 của tỉnh đội Quảng Nam và là nơi trú ẩn của du kích xã Kỳ Nghĩa và du kích xã Kỳ Lý (do mất địa bàn hoạt động). Những năm 1966 trở đi, Tiểu đoàn 72 tỉnh đội Quảng Nam thường xuyên chuyển quân về đứng chân chuẩn bị tiến công đánh địch tại cánh Tây Tam Kỳ từ Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Phước, Kỳ Nghĩa. Tháng 8/1967, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 72 đứng chân tại địa đạo để chỉ huy quân ta đánh địch tại cốc Bà Tỏ (nay là khu vực nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Thái). Kết quả là ta đã tiêu diệt được một Đại đội lính Cộng hòa.

Tháng 7/1968, Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu V về ém quân tại địa đạo Hòa Bình và lên phương án đánh xe tăng địch từ tỉnh lỵ Quảng Tín càn quét vùng giải phóng theo hướng rừng Xanh lên thôn Khánh Bình, xã Kỳ Nghĩa. Lực lượng ta được trang bị hỏa pháo ĐK57; ĐK75; khấu đội 81mm, tiểu liên AK47. Hướng địch tiến quân gồm 1 đại đội bộ binh; một chi đội thiết giáp gồm 12 xe tăng, xe bọc thép M113, M141. Trận đánh diễn ra trong một ngày liền, quân ta bám các giao thông hào, các ụ súng tại hầm chiến đấu nả vào đội hình giặc. Kết quả là ta đã tiêu diệt và bắn cháy tại

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)