7. Cấu trúc của đề tài
3.2.1. Thực trạng của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện
Cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ đã qua đi, để lại cho nhân dân ta bao đau thương và mất mát. Những gì cuộc chiến để lại còn in đậm dấu ấn của một thời đấu tranh anh dũng bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta. Tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Phú Ninh nói riêng là một trong những địa phương đi đầu trong phong trào đấu tranh chống chống giặc cứu nước. Ngày nay trên địa bàn huyện Phú Ninh còn lưu lại rất nhiều các di tích lịch sử của một thời đấu tranh đánh giặc cứu nước đặc biệt là hệ thống địa đạo vì đó là những di tích đã đóng góp vai trò rất lớn cho cách mạng và đã chịu sự tàn phá khốc liệt nên nó không còn được nguyên vẹn.
Qua chuyến khảo sát thực tế, có thể thấy địa đạo Gò Thai, địa đạo Gò Dân, địa đạo Gò Nông còn khá nhiều miệng hầm nhưng các miệng hầm đang bị mai một và xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, các địa đạo ở huyện được đào trên tầng đất feralit dày và cứng nên bên trong đường hầm còn khá nguyên vẹn, vững chắc và ở một số nơi có thể đi vào được. Các khu vực trước đây như ụ súng bắn tỉa, giao thông hào hầu như đã bị lấp lại hoặc không còn như trước nữa.
Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh bị biến mất hoặc đang xuống cấp do những nguyên nhân sau đây:
Địa đạo không còn giữ được hiện trạng nguyên sơ như trước do bị bị vùi lấp trong chiến tranh. Khi địch phát hiện tại các địa đạo có cơ sở của quân ta thì chúng sẽ
dùng bom mìn, lựu đạn, cho xe cày ủi. Vì thế, hiện nay ở phía Tây khu vực địa đạo Gò Nông đã bị san lấp hoàn toàn. Tại địa đạo Gò Dân, một số miệng hầm bị nhân dân phá hủy nếu thấy địch đánh hơi thăm dò.
Một số miệng địa đạo bị biến mất hoặc không còn nguyên trạng do người dân lấp. Tại địa đạo Gò Dân, một số miệng địa đạo bị lấp lại để làm nhà ở và trồng khoai sắn và trồng cây lâu năm (tràm, bạch đàn, điều), các cây này lớn lên và có rễ ăn sâu vào làm phá hủy hệ thống địa đạo. Địa đạo Gò Thai và địa đạo Gò Nông cũng có chung số phận này. Một số miệng địa đạo ở vị trí gần nhà dân, sợ trâu bò và trẻ em rơi xuống nên người dân ở đó đã lấp lại.
Bên cạnh đó, người dân quanh vùng địa đạo sử dụng để chứa rác thải hoặc làm tận dụng làm nhà vệ sinh. Các địa đạo ở xung quanh chợ Tam Dân đã bị lấp đầy rác của những người dân buôn bán ở chợ Tam Dân và các hộ dân ở xung quanh ném xuống.
Ngoài ra, một số miệng địa đạo bị lấp do chính quyền địa phương cho xây dựng công trình như thủy lợi hay chợ thương mại: hai miệng địa đạo Gò Dân đã biến mất mất hoàn toàn do chủ trương xây dựng chợ thương mại của UBND xã Tam Dân. Miệng ra của địa đạo Gò Dân được xây dựng ở hướng đi thì nay đã được xây dựng tuyến kênh chính chảy ngang qua. Tại địa đạo Gò Nông, điểm cuối của địa đạo được xây dựng dưới lòng suối Cái ngày nay không còn nữa do chính quyền địa phương chủ trương cải tạo hệ thống cấp thoát nước cho đồng ruộng Khánh Thịnh.
Đồng thời, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh bị xuống cấp hoặc biến mất là do thời gian và thiên nhiên: Qua thời gian, các miệng địa đạo bị sụt lún, đất lấp, nước mưa tràn vào đường hầm làm sạt lở miệng. Đây là hiện tượng rất phổ biến ở các địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh.
Ông Trần Bình (66 tuổi, thôn Hòa Bình, xã Tam Thái) cho biết: “Việc đào địa
đạo bắt đầu từ thời kỳ chống Pháp, đến thời kỳ chống Mỹ thì mở rộng quy mô. Địa đạo là công sức, là tình cảm, là niềm tin hết lòng vào Đảng, vào Cách mạng. Đó là dấu ấn thiêng liêng của một thời bám làng đánh giặc. Nhưng nhìn công trình được đánh đổi bằng mồ hôi xương máu ấy đang ngày một hoang tàn, lại sắp bị vùi lấp đi lại thấy đau đứt ruột”.
của toàn dân tộc. Sau hơn 60 năm, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Để những cụm địa đạo ở huyện Phú Ninh không bị “hoàn toàn biến mất” thì cần cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền và nâng cao ý thức của người dân.
3.2.2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh