Giải pháp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.6.Giải pháp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

2030” là “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân lực phục vụ trực tiếp khách du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch văn hóa theo tiêu chuẩn nghề ASEAN”[42]. Do đó, để khai thác tốt các địa đạo ở huyện Phú Ninh vào phát triển du lịch thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm để phục vụ cho du lịch rất cần được quan tâm.

Trước hết, phải đào tạo được một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về các địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh và các địa đạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra các hướng dẫn viên còn cần phải có sự hiểu biết sâu rộng về con người và mảnh đất Phú Ninh. Công việc này đòi hỏi người hướng dẫn viên phải có kiến thức về lịch sử nói chung và kiến thức về lịch sử di tích nói riêng vững vàng để có thể giới thiệu cho nhiều đối tượng khách khác nhau.

Thứ hai, tổ chức các lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên, thuyết minh viên ở địa phương về kỹ năng hướng dẫn khách du lịch để có thể đảm bảo phục vụ khách du lịch chu đáo. Qua đó, đội ngũ này sẽ có thể thuyết minh về địa đạo rõ ràng, khúc chiết, đầy đủ, súc tích và diễn cảm trong các trận đánh; có sự hiểu biết về tâm lý khách du lịch, về giao tiếp ứng xử thông minh, về kỹ năng hướng dẫn...

Bên cạnh đó, chú trọng công tác giáo dục bồi dưỡng đạo đức nghiệp vụ, lập trường chính trị vững vàng cho đội ngũ thuyết minh viên, đây là nhiệm vụ rất cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách của thuyết minh viên có vai trò quan trọng trong quá trình tiếp nhận và truyền tải thông tin đến khách tham quan, hình ảnh hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, có thể để lại ấn tượng tốt hay không trong lòng du khách, đều có sự tác động về mặt ý thức chính trị của thuyết minh viên.

Đồng thời, phải có những chế độ đãi ngộ, nhất là đối với những người ở vùng sâu, vùng xa đến làm du lịch tại Phú Ninh, những người có điều kiện kinh tế khó khăn. Có như vậy mới khuyến khích, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác, phát huy hết sức mình vào việc bảo tồn và phát huy các địa đạo, góp phần thúc đẩy ngành du lịch huyện phát triển.

Cần tổ chức các cuộc thi cho thuyết minh viên mang tính chuyên môn nghiệp vụ tại các di tích địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh hoặc giữa hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh với địa đạo Phú An, địa đạo Kỳ Anh trên địa bàn tỉnh hoặc giữa di

tích lịch sử địa đạo Phú Ninh với các điểm du lịch sinh thái hồ Phú Ninh để động viên sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi người về địa đạo, góp phần bổ sung vào khối kiến thức còn hạn chế của các địa đạo trên và giúp các thuyết minh viên có cơ hội học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm lẫn nhau về làm du lịch ở địa đạo.

Cần thiết lập quan hệ hợp tác giữa các đơn vị quản lý di tích địa đạo, bảo tàng, với các công ty lữ hành để tăng cường nắm bắt nhu cầu, trên cơ sở đó, cùng nhau phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo những yêu cầu cụ thể. Liên kết với trường Đại học Quảng Nam, trường Cao đẳng Phương Đông, tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhiều hình thức, các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về nghiệp vụ du lịch, các khóa học hướng dẫn viên du lịch ở Quảng Nam.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về địa đạo, các kiến trúc sư thiết kế, kỹ sư xây dựng, phục hồi lại di tích, những người làm công tác bảo vệ hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 63 - 65)