Hoạt động kháng chiến trong địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3. Hoạt động kháng chiến trong địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh

hay đào mới trong thời kỳ chống Mỹ (địa đạo Gò Miên, địa đạo Gò Trại...). Sau khi đất nước được thống nhất, chẳng mấy ai còn quan tâm đến những địa đạo này nữa. Đến khi huyện được thành lập (2005) thì một năm sau đó (2006), ngành Văn hóa - Thông tin huyện mới tổ chức kiểm kê, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng các di tích. Do thời gian đã trôi qua quá lâu, những người tham gia đào các địa đạo hoặc đã mất hoặc những người lúc trước tham gia đào địa đạo còn nhỏ thì bây giờ đã là những người có tuổi, trí nhớ không còn được minh mẫn nên việc tìm hiểu những địa đạo này gặp rất nhiều khó khăn và không có sự thống nhất. Do đó, trong các Hồ sơ di tích và trong chuyến khảo sát thực địa, những tài liệu và thông tin về các địa đạo rất ít, có sự mâu thuẩn với nhau. Vì thế, những sự kiện lịch sử của quân và dân ta diễn ra trong các địa đạo này còn được tìm thấy rất hạn chế, mang tính chung chung.

2.3.1. Địa đạo Gò Thai (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Năm 1950, địa đạo Gò Thai là nơi đóng quân của khu kháng chiến Hạ Lào, giúp bộ đội Lào giữ vững được lực lượng và nhân dân trong vùng cất giấu vũ khí, lương thực, tài sản để chuẩn bị chi viện cho chiến trường Bắc Quảng Nam.

Bước sang thời kháng chiến chống Mỹ, trong những năm 1965 đến 1975, bộ đội chủ lực Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu V thường xuyên trụ bám, trú ẩn. Tại khu vực địa đạo xảy ra nhiều trận đánh lớn giữa ta và địch, đạn pháo của địch liên tục bắn phá, đặc biệt là trận đánh tiêu diệt địch diễn ra vào tháng 9/1968. Được sự chỉ dẫn của bọn nội gián, địch phát hiện quân chủ lực của ta ở Gò Thai, chúng đã huy động 1 đội quân thám báo, 2 trung đội bảo an, 1 trung đội nghĩa quân và lính biệt lập có sự yểm trợ của 8 xe tăng địch chia làm 2 hướng tấn công vào quân ta. Hướng thứ nhất đi từ đường 616 đến Gò Miếu Đương Trung tiến vào phía Tây Gò Thai. Hướng thứ hai đi từ đường 616 đến Dương Đàn vào phía Đông Gò Thai. Sau một ngày giao tranh ác liệt, ta đánh lui hoàn toàn quân địch và đảm bảo cho bộ đội rút lui an toàn về hậu cứ Phước Tân.

2.3.2. Địa đạo Gò Dân (thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh)

Địa đạo Gò Dân là hệ thống công trình phòng thủ được xây dựng dưới lòng đất để nối liền với trận địa từ những hướng khác nhau nhằm phục vụ cho bộ đội, dân quân, cán bộ và nhân dân trú ẩn, ngụy trang tránh địch phát hiện. Năm 1949, quân khu V xây dựng nhiều hầm bí mật, giao thông hào và lập xưởng quân khí mang tên Huỳnh Ngọc Huệ để sản xuất vũ khí, chế tạo súng đạn, tất cả đều giấu dưới những hầm bí mật. Tuy

nhiên, hầm với quy mô còn nhỏ, không đủ sức chứa cho 100 công nhân nên nhân dân đã tiến hành mở rộng hầm thành địa đạo để phòng địch phát hiện cho máy bay ném bom. Xưởng quân khí đứng chân tại Gò Cốc khoảng 5 năm (1949 - 1954), sau hiệp định Giơnevơ, xưởng quân khí này chuyển ra Bắc.

Bên cạnh xưởng quân khí còn có xưởng in báo của Quân khu V với tên gọi là “Nhà in tháng 8” do ông Bùi Công Phu làm giám đốc với gần 60 công nhân chia làm 7 cơ sở gồm các xưởng sắp chữ, xưởng in, xưởng đóng tập... Những tài liệu này giúp cán bộ nắm bắt được tình hình, triển khai vận động nhân dân đào địa đạo. Trụ sở chính nơi ông Bùi Công Phu làm việc mượn ngôi nhà cũ của ông Mai Toán là Bí thư ban cán sự thôn Khánh Tân xã Tam Dân (thời kỳ 1953 - 1954). Sau năm 1954, xưởng in báo tiếp tục di chuyển đến nơi khác theo thỏa thuận của hiệp định Giơnevơ. Tuy nhiên để lại vài cán bộ ở trụ sở nhà ông Mai Toán để liên lạc.

Sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết (20/7/1954), đến tháng 9/1954, ngụy quyền tiếp quản xã Kỳ Long, chúng điều tiểu đoàn 44 và tiểu đoàn 106 lên đóng đồn tại Gò Dân. Chúng hỗ trợ cho bọn phản động địa phương thành lập bộ máy ngụy tề cơ sở, lùng bắt cán bộ, đàn áp cách mạng. Tại đây, chúng bắt được hai đồng chí Phạm Ngôn (xã đội trưởng) và Dương Dần (xã đội phó) rồi đem chôn sống tại địa đạo và bắt cán bộ hoạt động cách mạng ở nơi khác đưa đến đây thủ tiêu để gây thanh thế.

Năm 1966, địch đưa quân lên đóng đồn tại núi Trà Gó. Lực lượng du kích Kỳ Long đứng điểm tại Gò Dân đã dùng súng trường kính bắn bia tiêu diệt địch. Đến năm 1969, địch phát hiện tại địa đạo Gò Dân có cơ sở của ta hoạt động nên đã dùng xe ủi đất cày ủi, phá hủy, san bằng địa đạo Gò Dân. Tuy nhiên, lực lượng du kích của ta đã dùng mìn đánh cháy xe ủi của chúng, buộc địch phải rút chạy khỏi khu vực địa đạo Gò Dân.

Từ năm 1965 trở đi, địch thường xuyên cho máy bay ném bom và đạn pháo xuống khu vực này. Địa đạo trở thành nơi trú ẩn an toàn cho cán bộ và nhân dân địa phương cho đến ngày giải phóng.

2.3.3. Địa đạo Gò Nông (thôn Hoà Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh)

Tại địa đạo Gò Nông, cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất để hoạt động. Từ lòng địa đạo, du kích xuất hiện, men theo chiến hào, dựa vào các ụ chiến đấu tấn công địch. Khi địch phát hiện

núi an toàn. Vào thời kỳ đánh phá ác liệt thì mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của cán bộ cách mạng nằm vùng đều “âm” xuống lòng đất. Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên người cán bộ phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt, gian khổ và hi sinh bởi lòng đất tối đen, chật hẹp, đi lại rất khó khăn. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng (ánh sáng chủ yếu là đèn nến hoặc đèn pin). Vào mùa mưa, lòng đất phát sinh nhiều loại côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn rết.

Trong những năm 1967, 1968 đến 1970 là nơi hoạt động của các đơn vị Trung đoàn 31, Tiểu đoàn 72, Tiểu đoàn 74 của tỉnh đội Quảng Nam và là nơi trú ẩn của du kích xã Kỳ Nghĩa và du kích xã Kỳ Lý (do mất địa bàn hoạt động). Những năm 1966 trở đi, Tiểu đoàn 72 tỉnh đội Quảng Nam thường xuyên chuyển quân về đứng chân chuẩn bị tiến công đánh địch tại cánh Tây Tam Kỳ từ Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Phước, Kỳ Nghĩa. Tháng 8/1967, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 72 đứng chân tại địa đạo để chỉ huy quân ta đánh địch tại cốc Bà Tỏ (nay là khu vực nghĩa trang liệt sĩ xã Tam Thái). Kết quả là ta đã tiêu diệt được một Đại đội lính Cộng hòa.

Tháng 7/1968, Trung đoàn 31, Sư đoàn 2, Quân khu V về ém quân tại địa đạo Hòa Bình và lên phương án đánh xe tăng địch từ tỉnh lỵ Quảng Tín càn quét vùng giải phóng theo hướng rừng Xanh lên thôn Khánh Bình, xã Kỳ Nghĩa. Lực lượng ta được trang bị hỏa pháo ĐK57; ĐK75; khấu đội 81mm, tiểu liên AK47. Hướng địch tiến quân gồm 1 đại đội bộ binh; một chi đội thiết giáp gồm 12 xe tăng, xe bọc thép M113, M141. Trận đánh diễn ra trong một ngày liền, quân ta bám các giao thông hào, các ụ súng tại hầm chiến đấu nả vào đội hình giặc. Kết quả là ta đã tiêu diệt và bắn cháy tại chỗ 9 xe tăng, 1 trung đội bộ binh. Phía ta hư hỏng một khẩu pháo ĐK75 và một số chiến sĩ thương vong chuyển xuống địa đạo dưỡng thương. Đến chiều địch rút lui và sáng hôm sau tăng viện quân phản công lại. Trung đoàn 31 chủ động rút quân theo tuyến địa đạo ra dòng suối Cái lên Kỳ Quế an toàn.

Sau những trận thắng lợi, quân địch đã nhiều lần phát hiện các lực lượng chiến đấu của quân giải phóng đều xuất phát từ dưới đường hầm hệ thống địa đạo nhưng không thể phá được. Địch nhiều lần thực hiện việc phá hủy hệ thống địa đạo lợi hại này, kết hợp với hủy diệt đường hầm và đánh bật lực lượng cách mạng ra xa, tạo vành đai an toàn và bảo vệ đô thị Tam Kỳ - trung tâm đầu não guồng máy chiến tranh Mỹ - ngụy ở Quảng Tín.

Tháng 5 /1969, địch huy động máy bay thả bom xăng trong vòng 1 tuần đốt cháy cả khu rừng để phát hiện quân ta ém quân. Chúng còn cho xe tăng nả súng vào miệng hầm, dùng máy cày lấp miệng địa đạo và hầm chiến đấu ở hướng Đông Bắc. Tuy nhiên, chúng chỉ thực hiện việc phá hủy địa đạo hơn 10m đầu hướng Đông do vấp phải sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân các thôn quanh khu vực địa đạo.

Qua 10 năm chiến đấu kiên cường (1965 - 1975), quân và dân Kỳ Nghĩa đã làm nên trang sử vẻ vang của địa phương trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai. Từ 1974, tại đây nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương tập kết chuẩn bị tiến vào giải phóng thị xã Tam Kỳ, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ và ngụy quyền tay sai.

2.3.4. Một số địa đạo khác

Tại địa đạo Phước Thượng, ngay sau khi cuộc chiến chống Pháp bùng nổ, ngành quân giới quân khu V đã giao cho tỉnh đội Quảng Nạm bí mật chuyển “xưởng công nghiệp cơ khí Tam Kỳ” lên khu rừng rậm của làng Phước Thượng và đổi tên mới là “xưởng quân khí Lê Hồng Phong”. Cùng với việc chế tạo vũ khí, bộ đội điạ phương đã huy động dân quân tiến hành đào hầm, hào để cất giấu vũ khí chế tác được. Nhưng quân Pháp phát hiện và cho máy bay bắn phá dữ dội. Vì thế đồng chí Khưu Thúc Cự - Phó Bí thư Tỉnh ủy đưa ra sáng kiến phải đào địa đạo liên thông địa đạo Phước Thượng để di chuyển người và phương tiện khi cần thiết.

Tại địa đạo Gò Trại, lực lượng của ta đã dựa vào địa đạo để chặn đánh, làm tiêu hao sinh lực địch. Tháng 3/1969, địch từ Cẩm Khê (Tam Phước) tổ chức hành quân tràn vào thôn Đại Đông với một lực lượng hùng hậu cùng với 25 xe tăng yểm trợ. Lực lượng của ta gồm Tiểu đoàn 70 và du kích địa phương đã bố trí trận địa mai phục đánh chặn đường tiến quân của địch, không cho địch càn vào thôn xóm. Khi địch đến khu vực thôn Đại Đông, trận địa phục kích của ta bắt đầu khai hỏa, tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, bẻ gãy cuộc càn quét của địch.

Tháng 8/1970, Tiểu đoàn 15 và 16 địa phương quân của địch kéo về đóng quân tại khu vực Gò Trại, thôn Đại Đồng. Một tiểu đội đặc công thuộc đơn vị V16 của ta bí

mật tấn công. Do bị bắt ngờ, địch co cụm lại để đánh trả, quân ta nhanh chóng làm

chủ tình hình và tiêu diệt gần 1 đại đội địch. Sau đó, quân ta bí mật rút quân theo đường địa đạo về lại căn cứ an toàn. Mùa mưa năm 1971, Tiểu đoàn 113 địa phương

phối hợp với du kích địa phương quyết tâm đánh vào nơi đóng quân của địch. Trận đánh diễn ra trong vòng 30 phút, kết quả ta bảo toàn được lực lượng, bắt nhiều tên địch và tiêu diệt gần hết.

Tại địa đạo Gò Miên, từ năm 1964 đến năm 1972, địch lập ấp chiến lược tại Gò Miên. Chúng cho dựng 54 căn nhà bằng phên tre, mái tranh để lùa xúc dân vào ở nhằm cô lập lực lượng ta với nhân dân, đồng thời lấy nhân dân làm lá chắn nếu lực lượng của ta tấn công vào. Trước tình hình đó, tổ chức Đảng trong khu dồn bí mật đã vận động nhân dân nổi dậy đốt phá trong ấp chiến lược để gây áp lực, buộc địch phá bỏ khu dồn, đưa nhân dân về lại chỗ làm ăn sinh sống. Tháng 7/1972, lực lượng của ta gồm 1 bộ phận V12 và du kích xã Kỳ Thịnh phối hợp tổ chức Đảng trong khu dồn vận động nhân dân đồng loạt nổi dậy đốt cháy rụi 54 khu nhà trong khu dồn, phá banh ấp chiến lược của địch, đưa nhận dân trở về quê cũ.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)