Xây dựng phương án gắn di tích với học đường

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 57 - 59)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.2.Xây dựng phương án gắn di tích với học đường

Để góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị

quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” [40], việc đẩy mạnh thực hiện mô hình “Trường học gắn với cuộc sống” nói chung, mô hình “Trường học gắn với di sản văn hóa” nói riêng nhằm đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, gắn học với hành, lý

thuyết gắn với thực tiễn, tránh học lý thuyết là một trong những yêu cầu đối với các trường học ở tỉnh Quảng Nam cũng như huyện Phú Ninh.

Để thực hiện phương án gắn di tích với học đường, khi bia di tích được xây xong ở cả ba địa đạo, nhà trường có thể phối hợp với giáo viên bộ môn Lịch sử cũng như các cán bộ văn hóa ở xã Tam Dân, Tam Thái tổ chức cho các em đến dọn vệ sinh, thắp nhan và gặp gỡ trò chuyện với cựu chiến binh từng hoạt động trong các địa đạo này.

Bên cạnh đó, các trường THCS, THPT có thể tổ chức các cuộc thi "Theo dòng

lịch sử" để tìm hiểu các chủ đề về lịch sử địa phương nhân lễ kỷ niệm quan trọng của đất nước, của tỉnh, huyện như: Kỷ niệm 75 năm truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019), Kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Phú Ninh (5/01/2005 - 5/01/2020). Trong cuộc thi này, nên thiết kế 2 phần chơi dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận qua mạng internet. Ở phần trắc nghiệm, sẽ có những câu hỏi xung quanh vấn đề thành lập xã, huyện hay tỉnh và lồng ghép vào đó những câu hỏi về hệ thống các địa đạo. Phần tự luận có thể là “Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về tinh thần chiến đấu của quân dân các xã trên địa bàn huyện Phú Ninh và quân dân Quảng Nam dựa trên chứng tích các địa đạo ở huyện Phú Ninh. Nêu một số biện pháp mà anh (chị)

cho là hữu hiệu để bảo tồn và phát huy giá trị của các địa đạo đó”.Các cuộc thi này có

sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên giảng dạy lịch sử, giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường và các cán bộ văn hóa ở xã, huyện để đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh, gắn "học" với "hành".

Như vậy, thông qua mô hình gắn di tích với học đường, học sinh sẽ biết thêm nhiều thông tin về những sự kiện, nhân vật lịch sử gắn liền với địa phương - nơi các em đang sinh sống và học tập. Điều đó sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em, giáo dục các em lòng yêu làng xóm, yêu quê hương, đất nước như nhà văn

Nga I - ren - bua đã từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng

yêu tổ quốc”. Qua đó, các em càng tự hào và trân trọng sự hy sinh cao cả của thế hệ đi trước, góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp, nâng cao ý thức bảo vệ những thành quả của cha ông để lại và góp phần xây dựng huyện Phú Ninh trên con đường phát triển bằng ý thức tự vươn lên của mình. Ngoài ra, mô hình gắn di tích với học đường còn giúp nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực

tiễn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu 24226 16122020235235549KHALUNTONVNL (Trang 57 - 59)