Thực trạng nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 30)

Phan Châu Trinh-thành phố Đà Nẵng. 3.1.1. Động cơ học tập môn thể dục.

Động cơ là một mặt của nhận thức, nằm trong cấu trúc nhân cách, là thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa cá nhân, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân đó.

Để nắm bắt được động cơ học tập môn GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 500 học sinh ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12.

Bảng 1: ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN CHÂU TRINH-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Mức độ Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Rất thích 20 4,2% Thích 110 22,9% Bình thường 310 64,6% Không thích 40 8,3%

Qua điều tra, kết quả thu được ở bảng 1 có hơn một nửa ý kiến học sinh cho rằng sở thích học môn TD là bình thường, số còn lại có thái độ rất thích, thích và không thích. Trong đó có 22,9% số học sinh có thái độ thích

học môn TD, 4,2% rất thích và số còn lại không thích học môn thể dục chiếm tỉ lệ 8,3%.

Kết quả có được ở bảng 1 cho thấy học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của môn học TD, thể hiện ở tỉ lệ học sinh không thích môn thể dục chiếm tỉ lệ rất thấp 8,3%. Đa số học sinh đều quan tâm đến môn thể dục nhưng phần nhiều là ở mức bình thường, điều này cũng nói lên được các em có ý thức xem môn học TD như những môn học Văn hóa.

3.1.2. Cảm nhận của học sinh trường trung học phổ thông Phan

ChâuTrinh sau khi học môn thể dục.

Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả về cảm nhận của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh sau khi học môn thể dục thể hiện bảng 2.

Bảng 2: CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH SAU KHI HỌC MÔN THỂ DỤC.

Cảm nhận Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Rất thích thú, tinh thần thoải mái. 65 13,5% Sức khỏe và thể lực

được nâng cao hơn. 265 55,2%

Hiểu và gần gũi với

bạn bè trong lớp hơn. 105 21,9%

Môn thể dục là môn đặc biệt, khác những môn học Văn hóa ở chổ là học ngoài trời hoặc trong nhà thi đấu, không gian học tập rộng, thoải mái.

Khi chơi thể thao, các tính cách của con người dễ biểu lộ ra bên ngoài chính vì vậy mà tham gia học môn thể dục, bạn bè trong lớp sẻ dễ dàng nhận ra tính cách của nhau hơn, từ đó hiểu nhau và tăng tính đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.

Qua kết quả điều tra ở bảng 2 ta thấy hơn 50% học sinh cảm thấy sức khỏe và thể lực được nâng cao hơn sau khi học môn thể dục, số còn lại có cảm nhận rất tích cực là thấy rất thích thú, tinh thần thoải mái, hiểu và gần gũi với bạn bè trong lớp hơn. Tuy nhiên cũng có số ít học sinh cho rằng sau khi học môn thể dục thì có cảm giác chán nản, mệt mỏi chiếm tỉ lệ 13,5%.

Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông các em thích tự do, thoải mái ham muốn vận động, nên đa số các em thích đến giờ thể dục để được giảm stress, những áp lực của giờ học trên lớp, chính tinh thần thoải mái đã kích thích các em vui, học một cách tự giác tích cực, sau mỗi buổi học thể dục luôn làm cho các em thấy sảng khoái và mong muốn được tiếp tục tập luyện ở những buổi sau. Sau khi hồi phục các em thấy tinh thần minh mẫn, và cảm giác khỏe lên mỗi ngày.

Không gian học thể dục rộng rãi, thoải mái là điều kiện tốt để tính cách của các em có thể biểu lộ, nhờ vậy mà bạn bè trong lớp dễ nhận ra tính cách của nhau, hiểu và gần nhau hơn. Trong quá trình học tập các em được tham gia trò chơi, chơi nhiều môn thể thao đồng đội như: bóng đá, bóng rổ… những hoạt động này cần tính tập thể rất cao. Chính vì vậy học môn thể dục ngoài mang lại sức khỏe, tinh thần thoải mái cho từng cá nhân thì còn làm tăng tính đoàn kết trong một lớp học.

3.1.3. Những kiến thức mà môn học GDTC trang bị cho học sinh.

Bảng 3: TRANG BỊ KIẾN THỨC CỦA MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN CHÂU TRINH.

Kiến thức trang bị Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Kỹ năng, kỹ xảo vận động 130 27% Kiến thức về thể thao 95 19,8% Thể lực dồi dào 220 45,8% Ý thức tổ chức kỉ luật 35 7,3%

Học môn GDTC các em được trang bị cho mình những kiến thức cần thiết phục vụ cho cuộc sống muôn màu thường ngày. Hiểu biết về kiến thức thể thao giúp cho các em thấy yêu thích thể thao, các em có thể khẳng định tầm hiểu biết của mình về thể thao Việt Nam cũng như thể thao thế giới với bạn bè, người lớn, những người quan tâm đến thể thao. Thể thao là chủ đề để các cuộc trò chuyện của các em được sôi nỗi hơn.

Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi năng động, thích cảm giác mạnh, cá tính, muốn nỗi trội trước đám đông, muốn khẳng định mình nên các em rất thích và muốn bàn luận về thể thao. Sau một trận đấu hay các em thường tụ tập để bình luận về các pha bóng đẹp, lối đá hay của các cầu thủ giỏi, những kỹ thuật mà các em thích, chiến thuật của các huấn luyện viên, các pha tấn công đẹp mắt, những cú suốt hiệu quả, những pha phối hợp nhanh, cách phá bẩy việt vị… là những đề tài mà các em quan tâm thảo luận sôi nỗi, thậm chí có những cuộc tranh luận gây gắt. Những hiểu biết

về thể thao làm cho các em thấy thích thú mỗi khi tranh luận với nhau, thoải mãn nhu cầu về tinh thần, tạo được hứng thú trong cuộc sống, học tập, lao động và làm việc tốt hơn.

GDTC là môn học trang bị cho người học những tri thức về kĩ năng, kĩ xảo vận động, những động tác thể dục mà các em học rất thực dụng như: đi, chạy, nhảy… phục vụ cho nhu cầu vận động hàng ngày của các em. Được học tập, rèn luyện các em trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn, đi lại vững vàng, có cảm giác không gian tốt…

Các bài tập, động tác trong môn thể dục đòi hỏi các em phải cố gắng, nỗ lực ý chí cao mới có thể thực hiện được như những môn chạy, các kỉ thuật đá bóng bằng má trong, má ngoài, mu chính diện hay động tác líp bóng trong bóng bàn… Cấu trúc và tác dụng từng động tác khác nhau nhưng đều có chung tác dụng là tác động lên cơ thể người tập làm thay đổi năng lực hoạt động chức năng của các cơ quan, làm cho cơ thể người tập khỏe mạnh hơn, sức khỏe được nâng cao, tinh thần minh mẫn, sáng suốt để làm việc.

Trong các môn thể thao, nhất là những môn đồng đội đòi hỏi tổ chức kỉ luật chặt chẽ mà người chơi phải tuân thủ, có như vậy hiệu quả mới cao và trong thi đấu mới có cơ hội chiến thắng đối phương và hạn chế sơ hở tránh để đối phương khai thác. Để cuộc chơi được vui thì sự công bằng rất quan trọng, chính vì vậy, ý thức tổ chức kỷ luật không chỉ ở người chơi mà sự công bằng ở người tổ chức cũng rất quan trọng, người tổ chức có thể là giáo viên cũng có thể là học sinh. Khi tổ chức một trò chơi, một trận đấu đòi hỏi người tổ chức phải có quy định về niêm luật chặt chẽ đối với trò chơi và tuân thủ luật đối với các môn thể thao, người tổ chức trò chơi, điều hành trận đấu không thiên vị, có thưởng có phạt rõ ràng. Chính vì vậy, thể thao hình thành ở tất cả những người tham gia một ý thức tổ chức kỷ luật

cao, luôn có tinh thần trách nhiệm và hình thành nhân cách cho mỗi con người.

Tác dụng môn học GDTC ngoài mang lại sức khỏe cho con người, nó còn có tác dụng đến việc hình thành tri thức, nhân cách cho người tập. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các em có tầm nhìn chưa bao quát được vấn đề, nên đôi khi chỉ thấy được lợi ích, tác dụng trước mắt do một cái gì đó mang lại, nhìn nhận sự việc chưa có chiều sâu nên cảm nhận của các em về tác dụng của môn học GDTC theo điều tra của chúng tôi cũng đã một phần nào phản ánh lên được điều đó. Có 50% học sinh cho rằng học môn GDTC mang đến cho người tập sức khỏe dồi dào, số còn lại cho rằng môn GDTC trang bị cho người học những kỹ năng, kỹ xảo vận động, kiến thức về thể thao và ý thức tổ chức kỉ luật.

3.1.4. Ảnh hưởng của môn thể dục đến các môn học khác.

Ở phổ thông các em học cùng một lúc nhiều môn học, các môn học có mối quan hệ với nhau về mặt thời gian và tùy theo nội dung phân phối chương trình mà học sinh phải học. Môn học GDTC cũng là một môn học chính khóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục quy định thời lượng học môn Giáo dục thể chất ở trường phổ thông là học một tuần 2 tiết bố trí vào một buổi học không trùng với buổi học các môn Văn hóa trên lớp.

Để biết được ảnh hưởng của môn học thể dục đến các môn học khác như thế nào, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 480 học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh và kết quả thu được ở bảng 4.

Bảng 4: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔN HỌC GDTC ĐẾN CÁC MÔN HỌC KHÁC.

Ý kiến

Kết quả điều tra(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Tinh thần thoải mái để học

môn khác tốt hơn. 60 12,5%

Không ảnh hưởng đến các

môn học khác. 215 44,8%

Chiếm một ít thời gian. 200 41,7%

Chiếm quá nhiều thời gian

để học các môn khác. 10 2%

Qua kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy, gần 50% học sinh cho rằng môn học GDTC không ảnh hưởng đến các môn học khác, 41,7% cho rằng chiếm một ít thời gian, 12,5% học sinh cho rằng học môn thể dục về tinh thần thoải mái để học các môn khác tốt hơn, tuy nhiên cũng có một vài ý kiến cho rằng học môn thể dục chiếm quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến các môn học khác.

Từ kết quả trên cho thấy đa số các em đã nhận thức được môn học thể dục cũng là một môn quan trọng trong hệ thống các môn học chính khóa mà các em phải học và đầu tư thời gian. Đa số các em biết phân bổ thời gian đều cho tất cả các môn học, trong đó môn thể dục cũng được các em xem trọng và giành thời gian như những môn Văn hóa khác. Tuy nhiên một số ít ý kiến khác cho thấy các em chỉ tập trung thời gian cho các môn Văn hóa mà không quan tâm đến sự có mặt của môn thể dục, để phát triển con người toàn diện thì môn học thể dục cũng là một môn quan trọng, vậy mà

các em không nhận thấy và cho rằng thời gian học môn thể dục không đáng, và thời gian đó các em cho rằng đã ảnh hưởng đến các môn khác, thậm chí nhiều em cho rằng học môn thể dục chiếm quá nhiều thời gian để học các môn học khác. Hoàn toàn trái ngược với những ý kiến trên, nhiều em đã cho rằng học môn thể dục tạo tinh thần thoải mái để học các môn khác tốt hơn. Điều này cho chúng ta thấy trong nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, cần có sự cải tiến mới trong việc Giáo dục nhận thức của người học.

3.1.5. Thái độ học tập của học sinh Phan Châu Trinh về môn học Thể dục.

Thái độ là thuộc tính tâm lí của nhân cách, là những biểu hiện cụ thể về bên ngoài của hoạt động nhận thức. Xuất phát từ các yếu tố kích thích bên trong là nhu cầu, hứng thú và các yếu tố bên ngoài là hoạt động Giáo dục và rèn luyện. Chúng ta dễ dàng nhận thấy qua hành vi của các em, đối với thái độ học tập môn Giáo dục thể chất chúng ta có thể đánh giá, nhận biết thái độ của người học qua mức độ tích cực tham gia học tập, ý thức thực hiện nội quy buổi tập, tuân thủ các quy định của nhà trường.

Để nắm bắt thái độ học tập môn Thể dục của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh chúng tôi tiến hành phỏng vấn và được kết quả sau:

Bảng 5: BIỂU HIỆN HÀNH VI HỌC TẬP MÔN GDTC CỦA HỌC SINH

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Biểu hiện hành vi

Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Đi học chuyên cần, tích cực,

tuân thủ nội quy buổi học. 200 41,7%

Đi học chuyên cần, tích cực, thỉnh thoảng chưa thực hiện tốt

nội quy buổi học.

185 38,5%

Đi học chỉ để lấy điểm 85 17,7%

Không thích đi học, thỉnh

thoảng biện lí do để nghỉ học. 5 1%

Qua kết quả điều tra ở bảng 5 cho ta thấy đa số học sinh có thái độ đúng đắn, có ý thức chấp hành quy định của nhà trường, đi học chuyên cần, tích cực học tập. số học sinh có ý thức tốt, chấp hành nội quy buổi tập chiếm tỉ lệ cao 41,7%. 38,5% học sinh thỉnh thoảng còn vi phạm các quy định buổi tập như đi trễ, chưa thực hiện đúng yêu cầu bài tập giáo viên đưa ra, tập luyện chưa tích cực, không thực hiện hết lượng vận động của buổi tập…số ít học sinh còn có ý thức chưa tốt, đi học chỉ để lấy điểm, đi để điểm danh, học với thái độ bị bắt buộc, thỉnh thoảng biện lí do để nghỉ học, số học sinh này thường có kết quả học tập không cao và thường xuyên bị nợ các nội dung kiểm tra.

Kết quả trên cho thấy ý thức, thái độ học tập môn GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh tương đối tốt. Chính vì là

trường điểm của thành phố, học sinh thi vào trường đều là những học sinh giỏi, ưu tú nên các em có nhận thức, ý thức tốt, thái độ học tập đúng đắn không chỉ ở các môn Văn hóa mà ngay cả môn GDTC, điều này cho thấy phần nào các em đã nhận thức được tầm quan trọng của môn học GDTC, từ đó kích thích động cơ học tập tích cực của các em. Tuy nhiên cũng có số ít học sinh có thái độ học tập chưa đúng đắn về môn học GDTC biểu hiện đi học không chuyên cần, hay biện lí do để nghỉ học, thái độ học tập chưa tích cực, thường xuyên hay trốn các bài tập do giáo viên đưa ra. Các em đi học chỉ để lấy điểm, điểm danh cho có mặt. Ở đây phản ánh hai mặt: Một là: các em quá xem trọng các môn học Văn hóa, các môn chuyên ban, học lệch, đầu tư thời gian thiên về các môn thi đại học mà xem nhẹ các môn học khác. Mỗi môn học mà Bộ Giáo dục đào tạo đưa ra đều có ý nghĩa, tác dụng riêng của nó, thế nhưng các em vẫn chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của tất cả các môn học, trong đó có môn thể dục. Hai là: các em vẫn ý thức được tầm quan trọng của môn thể dục, vẫn biết mình nên có thái độ học tập tích cực, nhưng vì tính ngại vận động, thích giữ mình đối với các bạn nữ mà các em không biểu lộ hành vi theo nhận thức của mình, mặt dù các em vẫn ý thức được ích lợi của môn thể dục.

Ngày nay kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của các gia đình cũng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng được thỏa mãn về ăn uống, giải trí, tri thức… Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)