Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh trường trung

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 50 - 52)

học phổ thông Phan Châu Trinh về môn học GDTC.

Quá trình nhận thức về môn học GDTC của học sinh chịu sự chi phối của nhiều yếu tố : nhà trường, gia đình, bạn bè, phương tiện thông tin, phong trào thể dục thể thao ở địa phương, kinh tế, xã hội…

Để hiểu rõ mức độ ảnh hưởng ảnh hưởng của các yếu tố trên chúng tôi đã tọa đàm, trao đổi với nhiều học sinh và thầy cô trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh. Đa số học sinh và các thầy cô đều có ý kiến như sau:

Nhà trường trang bị kiến thức, hình thành nhân cách sống, phát triển thể chất cho học sinh. Phong trào thể dục thể thao trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các em về môn học GDTC, nếu nhà trường quan tâm đến hoạt động thể dục thể thao, đầu tư cho thể thao nhiều thì phong trào thể thao của trường sẽ mạnh, học sinh trong trường cũng sẽ quan tâm đến thể thao nhiều hơn. Nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa nhiều sẽ giúp củng cố tốt kiến thức các em được học và bổ trợ cho học chính khóa được tốt hơn.

Giáo dục học sinh phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội, muốn cho xã hội phát triển thì gia đình phải thực sự phát triển. Trong quá trình hình thành nhận thức của học sinh về môn học GDTC thì gia đình đóng vai trò rất quan trọng, sự tác động của gia đình có tác dụng định hướng suy nghĩ và hành động của các

em, nếu trong gia đình biết coi trọng sức khỏe, coi trọng tập luyện thể dục để tăng cường sức khỏe thì gia đình sẽ thường xuyên nhắc nhở các em tập thể dục mỗi buổi sáng, bố mẹ động viên con tham gia chơi thể thao dần dần hình thành nhận thức đúng đắn về môn GDTC cho các em.

Đi học các em có rất nhiều mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, các mối quan hệ ngoài xã hội. Trong quá trình hình thành nhận thức của học sinh thì bạn bè đóng vai trò rất quan trọng, trong quá trình học môn thể dục các em có thể tập luyện theo nhóm, tổ chức tập chung cả lớp, tập theo phong trào, sự lôi kéo của bạn bè. Nếu trong nhóm số đông các em tập luyện tích cực thì sẽ có tác dụng lôi kéo động viên những em lười nhác tập luyện theo, dần dần thay đổi được cách nhìn tích cực ở tất cả các em trong lớp đối với môn thể dục.

Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển, việc tiếp cận với nền tri thức thể dục thể thao rất dễ dàng, các em có thể lên internet tìm hiểu thêm về các nội dung đã học, xem các chương trình thể thao hấp dẫn, những thông tin thể thao hửu ích làm cho các em thấy đam mê và dần hình thành ở các em có nhận thức đúng đắn về môn học thể dục.

Phong trào thể dục thể thao ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, kích thích mọi người dân tham gia phong trào tập luyện thể thao rèn luyện sức khỏe, trong đó có đông đảo là học sinh, thanh niên. Chính phong trào thể thao ở địa phương là điều kiện tốt nhất để các em được tham gia, tập luyện và dần hình thành một cái nhìn tích cực về thể thao, một niềm đam mê, sống vì thể thao.

Kinh tế, xã hội đóng vai trò quan trọng cho thể thao chuyên nghiệp và thể thao quần chúng phát triển. khi kinh tế phát triển, đầu tư cho thể thao nhiều về tiền của để hoàn thiện cơ sở vật chất, các địa phương đều có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. mọi người có khả năng chuẩn bị dụng cụ

để tham gia thể thao, có kinh phí, thời gian tập luyện và chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp cho chất lượng tập luyện thể thao chuyên nghiệp cũng như thể thao phong trào được nâng cao về chất lượng chuyên môn và thành tích thi đấu. Kinh tế gia đình phát triển, các em sẽ được bố mẹ cho đến các trung tâm Giáo dục thể chất, các câu lạc bộ để tập luyện, ngày càng hình thành thói quen và tinh thần hứng thú với thể thao ở các em.

tài liệu của các tác giả, các Văn kiện, nghị quyết của đảng và nhà nước liên quan đến vấn đề Giáo dục thể chất trong trường học, xác định nhận thức của các em học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh thành phố Đà Nẵng về môn học GDTC.

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)