Ảnh hưởng của giáo viên đến nhận thức của học sinh trường

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 52)

Chương 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1.Ảnh hưởng của giáo viên đến nhận thức của học sinh trường

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh trường trung

3.2.1.Ảnh hưởng của giáo viên đến nhận thức của học sinh trường

trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh về môn học GDTC.

Dạy và học môn GDTC trong nhà trường phổ thơng có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến thái độ học tập môn GDTC của học sinh như: Giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sân bãi tập luyện, nội dung bài học, phương pháp tổ chức, giảng dạy của giáo viên…Trong đó, tính cách của người giáo viên đứng lớp đóng vai trị rất quan trọng trong việc tác động đến nhận thức của học sinh về mơn học GDTC, bằng hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ giao tiếp, phương pháp giảng dạy mà mỗi người giáo viên khác nhau sẽ tạo cho người học có cảm nhận khác nhau về mơn học GDTC, có giáo viên dạy các em thấy thích học, luyện tập tích cực, về nhà muốn tập thêm, khả năng lĩnh hội kiến thức tốt, nhưng cũng có giáo viên trình độ chuyên môn tốt, nhưng dạy học sinh không muốn học, học không hiểu, chán nản, số học sinh trốn học nhiều, các em học chỉ đối phó hay vì sợ giáo viên, chính vì thế mà kết quả kiểm tra cũng không cao.

Trong dạy học, người giáo viên đóng vai trị quan trọng, là chủ thể của hoạt động dạy tác động lên khách thể hoạt động học là học sinh một lượng kiến thức. Thông qua phương pháp người giáo viên kích thích người học

tiếp thu tốt hơn, dễ nghe, dễ hiểu, đễ nhận biết và nắm bắt được vấn đề. Mỗi giáo viên đều có những phương pháp khác nhau thông qua thực tiễn giảng dạy, học hỏi trao đổi với đồng nghiệp, kinh nghiệm bản thân đúc kết được qua từng bài giảng…Mỗi giáo viên khác nhau đều có các phương pháp không giống nhau, nhưng hoạt động của giáo viên đều có chung mục đích là kích thích thái độ người học, truyền tải nội dung và hướng cho người học cách thức để tiếp cận tri thức. Người giáo viên có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thái độ học tập tích cực của học sinh, nếu giáo viên tạo cho các em cảm giác thoải mái, yên tâm, thường kích thích được tính tự giác tích cực ở các em, những giáo viên cứng nhắc, khó khăn với học sinh sẽ tạo cho các em cảm giác khó gần gũi, tâm lí các em ln bị ức chế, lo lắng, tinh thần không thoải mái dẫn đến thái độ học tập của các em khơng tích cực, mang tính chất đối phó, các em ln học trong tâm trạng sợ bị sai, bị giáo viên la, nhu cầu học tích cực của các em khơng cịn, mặt dù khơng thiết tha để học nhưng các em vẫn cố gắng đi học để điểm danh, và học để đủ điểm qua mơn GDTC, tránh ảnh hưởng đến thành tích học tập chung.

Người giáo viên đứng lớp phải là tấm gương sáng để các em noi theo về tất cả mọi mặt: nhân cách, tri thức, cách ứng xử…nhưng cuộc sống vốn có nhiều biến cố xãy ra mà đơi khi chúng ta không thể điều tiết tốt được. Người giáo viên cũng là đối tượng chịu sự tác động của cuộc sống, luôn chịu áp lực từ nhiều mặt: chun mơn, gia đình, xã hội…Nên đơi lúc người giáo viên khơng kiểm sốt được hành vi, thái độ của mình và đã biểu lộ khi đứng lớp như: khó chịu, bực tức, gay ghét, quát tháo học sinh làm cho các em có ấn tượng khơng tốt, từ đó ảnh hưởng đến ấn tượng của học sinh về mơn học mà giáo viên đó đứng lớp.

Để hiểu rõ ảnh hưởng của giáo viên đến nhận thức của các em về môn học GDTC như thế nào, chúng tôi tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh.

Bảng 12: CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH VỀ GIÁO VIÊN DẠY MÔN THỂ DỤC. Tính cách giáo viên Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Tính tình hoạt bát, năng động, thẳng thắng, dễ gần, cởi mở, dễ chia sẽ. 250 52,1% Cứng nhắc, khó gần, ngại tiếp xúc. 100 20,8% Ý kiến khác. 130 27,1%

Qua kết quả điều tra ở bảng 12 ta thấy đa số học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh cho rằng các thầy cô dạy môn GDTC là những người bạn, thân thiết, hiểu tâm lí các em, dễ chia sẻ, tính tình hoạt bát, năng động, cởi mở. Tuy nhiên cũng có 20,8% học sinh cho rằng các thầy cô dạy môn thể dục tính tình cứng nhắc, khó gần, ngại tiếp xúc. Một nhóm ý kiến cịn lại thì cho rằng giáo viên dạy môn GDTC đa số nhiệt tình, vui vẻ nhưng cũng có những lúc cứng nhắc, khó gần, tạo cho các em bị ức chế, tâm lí lo lắng.

Trường Phan Châu Trinh là trường có chất lượng nhất nhì thành phố Đà Nẵng, chỉ sau trường Lê Quý Đôn nên giáo viên trong trường đều là những giáo viên có tâm huyết với nghề, ln trăn trở tìm ra những phương pháp mới để nâng cao tính hứng thú của người học, nâng cao chất lượng mơn dạy.

Nhìn chung, những thầy cơ giáo dạy môn GDTC ở trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh là những người có thâm niên trong nghề, đa số các thầy cô là những giáo viên giỏi được sở Giáo dục thành phố Đà Nẵng luân chuyển từ các trường phổ thông khác trong thành phố về để hoàn thiện đội ngũ giáo viên giỏi xứng đáng với một trong những trường điểm của thành phố Đà Nẵng.

Trong trường có một tổ thể dục gồm 16 thầy cô đảm nhận 98 lớp ở cả 3 khối lớp, 10, 11, 12. Theo quan sát của chúng tơi ở các giờ học thì đa số các thầy cơ ln vui vẻ, nhiệt tình, phương pháp dạy hay, hiểu tâm lí học sinh, tạo được khơng khí tươi vui trong giờ học thể dục, kích thích được tính tự giác tích cực ở học sinh. Đa số học sinh được học với tâm lí thoải mái đều có kết quả cao.

Thái độ học tập mơn GDTC của các em cịn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, ngoài ảnh hưởng từ giáo viên thì xã hội, gia đình, bạn bè cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ học tập của các em.

3.2.2. Ảnh hưởng của nhà quản lí đến nhận thức về mơn học GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh.

Nhà trường đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục học sinh, định hướng cho quá trình dạy và học trong nhà trường diễn ra hiệu quả, tác động, kích thích nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Ở trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh, sự quan tâm của nhà trường về môn học GDTC rất đáng ghi nhận, phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh, nhà trường đầu tư nhiều về cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác Giáo dục thể chất cho học sinh được tốt, trường đầu tư nhà tập để học sinh có thể được học trong mọi điều kiện thời tiết, có bể bơi để trang bị cho các em kỹ năng bơi lội, góp phần tích cực vào việc giảm thiểu tỉ lệ học sinh bị đuối nước do không biết bơi, nhà trường trang bị đầy đủ các vật

dụng cần thiết phù hợp với từng nội dung như: bóng rổ, bóng chuyền, cầu lơng…

Sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà trường về môn học GDTC đã làm cho chất lượng Giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường ngày càng được nâng cao cụ thể là: trường Phan Châu Trinh ln trong tóp dẫn đầu về phong trào thể dục thể thao ở các trường phổ thông trong thành phố nhiều năm liền, thế mạnh ở các môn bơi, bóng chuyền, aerobic...

3.2.3. Ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến nhận thức về môn học GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh.

Cơ sở vật chất của bộ môn thể dục là những dụng cụ được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, sắt, su…các dụng cụ làm bằng gỗ như: xà nhảy cao, gậy chạy tiếp sức, bục bổ trợ nhảy xa…, các dụng cụ bằng sắt như: trụ nhảy cao, tạ, rổ bóng rổ…các loại bóng như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…

Để việc dạy và học mơn GDTC diễn ra tốt thì cơ sở vật chất đóng vai trị rất quan trọng, đặc thù của mơn GDTC là vận động, thực hành có dụng cụ là chủ yếu, chính vì vậy mà cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ sẽ kích thích được các em, tiếp thu, tập luyện tốt hơn “học đi đôi với hành”. Riêng môn thể dục, các em muốn giỏi ngoài việc tiếp thu lí thuyết thì quá trình thực hành nhiều là điều kiện để các kỹ năng được rèn luyện và chuyển thành kỹ xảo. Cơ sở vật chất giống như yếu tố làm cho môn học trở nên đa dạng hơn, làm cho người học cảm thấy thích thú, kích thích được nhu cầu vận động của người tập.

Ở trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh, cơ sở vật chất dành cho môn thể dục được nhà trường quan tâm đầu tư tương đối hồn chỉnh: trường có nhà tập, bể bơi, các loại bóng, gậy chạy tiếp sức, dụng cụ nhảy cao…Chính việc trang bị đầy đủ dụng cụ thế này mà học sinh tiếp cận với

môn học dễ dàng hơn, việc học môn thể dục trở nên thực tế và chất lượng ngày tốt hơn.

3.2.4. Ảnh hưởng của nội dung chương trình đến nhận thức về mơn học GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu môn học GDTC của học sinh trường trung học phổ thơng Phan Châu Trinh.

Trong q trình dạy và học mơn GDTC trong nhà trường có nhiều yếu tố tác động đến người học như: giáo viên, cơ sở vật chất, nội dung học tập của môn thể dục, lượng vận động…, các yếu tố này đã chi phối đến tinh thần, thái độ và tính hứng thú của học sinh khi học môn GDTC.

Nội dung học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của học sinh về môn học GDTC, nội dung phong phú sẽ kích các em hưng phấn, tập luyện nhiệt tình và buổi học khơng nhàm chán, gợi cho các em ấn tượng tốt về môn thể dục.

Nội dung học tập môn GDTC ở trường phổ thông phong phú và đa dạng với nhiều nội dung như: lý thuyết chung, bài thể dục nhịp điệu, chạy ngắn, chạy bền, nhảy cao, đá cầu, cầu lông, chạy tiếp sức, các mơn thể thao tự chọn như: bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, đẩy tạ, bơi…Nội dung phong phú là yếu tố làm cho người học thấy hứng thú, muốn khám phá, luôn làm cho người học thấy mới lạ, mỗi lần học là một nội dung hoàn toàn mới và cần tìm hiểu, khơng có cảm giác bị nhàm chán, khơi dậy tính tị mị, thích khám phá của người học. Mỗi em có một sở thích riêng, có em thích bóng đá, em thích bóng chuyền…Nội dung học tập phong phú sẽ là điều kiện tốt để các em lựa chọn và thể hiện ưu điểm của mình.

Chính vì nội dung của mơn học thể dục phong phú và đa dạng mà trong một buổi học giáo viên có thể ghép nhiều nội dung để giảng dạy để làm nội dung buổi học thêm phong phú như: tiết 1 cho các em học Aerobic, tiết 2 học bóng rổ hay tiết 1 học bóng chuyền, tiết 2 học nhảy xa…Trong

các nội dung, nội dung chạy bền thường được trải đều ở các buổi học thể dục bố trí vào cuối buổi học để rèn luyện sức bền cho các em.

Ghép nhiều nội dung vào một buổi học giáo viên có thể cân nhắc thời gian giữa các nội dung để học sinh có thể tiếp thu dễ dàng. Nếu nội dung này khó thì giáo viên có thể bớt thời gian ở nội dung kia để học nội dung này lâu hơn, giúp cho học sinh nắm được bài tốt hơn.

3.2.5. Ảnh hưởng của lượng vận động đến tính hứng thú học tập mơn học GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu môn học GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh.

Lượng vận động là mức độ tác động của bài tập thể chất lên cơ thể người tập bằng khối lượng và cường độ làm cơ thể tiêu hao năng lượng dẫn đến mệt mỏi, và tiếp đó là hồi phục thích nghi làm cho năng lực vận động của cơ thể phát triển.

Trong Giáo dục thể chất thì lượng vận động đóng vai trị rất quan trọng, là phương tiện để GDTC cho học sinh. Lượng vận động tác động lên học sinh dẫn đến cơ thể các em có phản ứng đó là tiêu hao năng lượng dẫn đến mệt mỏi, và phục hồi vượt mức sau khi nghỉ ngơi.

Trong quá trình dạy học, người giáo viên dùng một lượng vận động tác động lên học sinh, khích thích hưng phấn ở cơ thể người học, nhất là nhưng nội dung trò chơi vận động, khi tham gia người học có tính hưng phấn cao, hoạt động nhiệt tình và hết sức, đơi khi vượt q khả năng của cơ thể dẫn đến mệt mỏi q sức. Chính vì vậy, khi tổ chức trò chơi vận động, người tổ chức phải định lượng được lượng vận động chặt chẽ để tránh tình trạng người chơi bị đuối sức.

Theo quan sát của chúng tôi về mức độ hứng thú của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh đạt mức cao nhất vào giữa buổi học, về cuối buổi các em bắt đầu mệt mỏi và tính hứng thú, tích cực luyện tập và

khả năng tiếp thu động tác giảm dần. Lượng vận đóng vai trị rất lớn đến chất lượng buổi tập. Nếu lượng vận động của một buổi tập hợp lí, vừa phải sẽ kích thích người tập hưng phấn, khả năng phục hồi vượt mức nhanh, về nhà các em thấy thoải mái kích thích các em học các môn khác tốt hơn. Ngược lại lượng vận động quá lớn sẽ làm cho người học có cảm giác bị quá sức, mệt mỏi, khơng thích tập, dẫn đến cảm giác sợ vận động, thời gian hồi phục sau giờ học thể dục kéo dài, về nhà các em cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của các môn học tiếp theo.

3.3. Một số pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về môn học GDTC trong nhà trường phổ thơng nói chung và trường trung học phổ GDTC trong nhà trường phổ thơng nói chung và trường trung học phổ thơng Phan Châu Trinh nói riêng.

Thực tiễn cho thấy, chất lượng Giáo dục nói chung và chất lượng GDTC trong nhà trường nói riêng, được hình thành và phát triển thơng qua và bằng các hoạt động tìm tịi, khả năng khám phá, sáng tạo trong học tập, thơng qua các hình thức học tập đa dạng và sự tương tác giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Trong đó, nhận thức của người học giữ một vai trị quyết định, vì có nhận thức đúng thì người học mới có nhận thức, thái độ tích cực học tập. Điều này đã khẳng định trong lí luận và trong thực tiễn Giáo dục nói chung, được cụ thể hoá thành các yêu cầu trong nguyên tắc tự giác và tích cực. Tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về môn học GDTC tại các trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức và kết quả còn hạn chế.

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh về môn học GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC trong trường phổ thơng nói chung và trường THPT Phan Châu Trinh nói riêng.

- Đổi mới khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi tiến hành giờ học thực hành GDTC như khâu chuẩn bị giáo án, cơ sở vật chất, lựa chọn nội

dung, hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng tập trung vào hoạt động học tập của học sinh là chủ yếu, khuyến khích động viên và tạo điều kiện để phát huy ở mức cao nhất tính tích cực học tập của các em. Đặc biệt trong giáo án phải chú ý đến yêu cầu giao bài tập về nhà, động viên và kiểm tra học sinh thực hiện các bài tập nhằm giáo dục thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên, liên tục của các em.

- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của học sinh. Ở đây người giáo

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 52)