Những kiến thức mà môn học GDTC trang bị cho học sinh

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 33 - 35)

Chương 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông

3.1.3. Những kiến thức mà môn học GDTC trang bị cho học sinh

Bảng 3: TRANG BỊ KIẾN THỨC CỦA MÔN THỂ DỤC CHO HỌC SINH

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN CHÂU TRINH.

Kiến thức trang bị Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Kỹ năng, kỹ xảo vận động 130 27% Kiến thức về thể thao 95 19,8% Thể lực dồi dào 220 45,8% Ý thức tổ chức kỉ luật 35 7,3%

Học môn GDTC các em được trang bị cho mình những kiến thức cần thiết phục vụ cho cuộc sống muôn màu thường ngày. Hiểu biết về kiến thức thể thao giúp cho các em thấy u thích thể thao, các em có thể khẳng định tầm hiểu biết của mình về thể thao Việt Nam cũng như thể thao thế giới với bạn bè, người lớn, những người quan tâm đến thể thao. Thể thao là chủ đề để các cuộc trò chuyện của các em được sôi nỗi hơn.

Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi năng động, thích cảm giác mạnh, cá tính, muốn nỗi trội trước đám đơng, muốn khẳng định mình nên các em rất thích và muốn bàn luận về thể thao. Sau một trận đấu hay các em thường tụ tập để bình luận về các pha bóng đẹp, lối đá hay của các cầu thủ giỏi, những kỹ thuật mà các em thích, chiến thuật của các huấn luyện viên, các pha tấn công đẹp mắt, những cú suốt hiệu quả, những pha phối hợp nhanh, cách phá bẩy việt vị… là những đề tài mà các em quan tâm thảo luận sơi nỗi, thậm chí có những cuộc tranh luận gây gắt. Những hiểu biết

về thể thao làm cho các em thấy thích thú mỗi khi tranh luận với nhau, thoải mãn nhu cầu về tinh thần, tạo được hứng thú trong cuộc sống, học tập, lao động và làm việc tốt hơn.

GDTC là môn học trang bị cho người học những tri thức về kĩ năng, kĩ xảo vận động, những động tác thể dục mà các em học rất thực dụng như: đi, chạy, nhảy… phục vụ cho nhu cầu vận động hàng ngày của các em. Được học tập, rèn luyện các em trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn, đi lại vững vàng, có cảm giác khơng gian tốt…

Các bài tập, động tác trong mơn thể dục địi hỏi các em phải cố gắng, nỗ lực ý chí cao mới có thể thực hiện được như những môn chạy, các kỉ thuật đá bóng bằng má trong, má ngồi, mu chính diện hay động tác líp bóng trong bóng bàn… Cấu trúc và tác dụng từng động tác khác nhau nhưng đều có chung tác dụng là tác động lên cơ thể người tập làm thay đổi năng lực hoạt động chức năng của các cơ quan, làm cho cơ thể người tập khỏe mạnh hơn, sức khỏe được nâng cao, tinh thần minh mẫn, sáng suốt để làm việc.

Trong các môn thể thao, nhất là những mơn đồng đội địi hỏi tổ chức kỉ luật chặt chẽ mà người chơi phải tuân thủ, có như vậy hiệu quả mới cao và trong thi đấu mới có cơ hội chiến thắng đối phương và hạn chế sơ hở tránh để đối phương khai thác. Để cuộc chơi được vui thì sự cơng bằng rất quan trọng, chính vì vậy, ý thức tổ chức kỷ luật khơng chỉ ở người chơi mà sự công bằng ở người tổ chức cũng rất quan trọng, người tổ chức có thể là giáo viên cũng có thể là học sinh. Khi tổ chức một trò chơi, một trận đấu địi hỏi người tổ chức phải có quy định về niêm luật chặt chẽ đối với trò chơi và tuân thủ luật đối với các mơn thể thao, người tổ chức trị chơi, điều hành trận đấu khơng thiên vị, có thưởng có phạt rõ ràng. Chính vì vậy, thể thao hình thành ở tất cả những người tham gia một ý thức tổ chức kỷ luật

cao, ln có tinh thần trách nhiệm và hình thành nhân cách cho mỗi con người.

Tác dụng môn học GDTC ngồi mang lại sức khỏe cho con người, nó cịn có tác dụng đến việc hình thành tri thức, nhân cách cho người tập. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng, các em có tầm nhìn chưa bao quát được vấn đề, nên đơi khi chỉ thấy được lợi ích, tác dụng trước mắt do một cái gì đó mang lại, nhìn nhận sự việc chưa có chiều sâu nên cảm nhận của các em về tác dụng của môn học GDTC theo điều tra của chúng tôi cũng đã một phần nào phản ánh lên được điều đó. Có 50% học sinh cho rằng học môn GDTC mang đến cho người tập sức khỏe dồi dào, số cịn lại cho rằng mơn GDTC trang bị cho người học những kỹ năng, kỹ xảo vận động, kiến thức về thể thao và ý thức tổ chức kỉ luật.

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 33 - 35)