Ảnh hưởng của môn thể dục đến các môn học khác

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 35)

Chương 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông

3.1.4. Ảnh hưởng của môn thể dục đến các môn học khác

Ở phổ thông các em học cùng một lúc nhiều mơn học, các mơn học có mối quan hệ với nhau về mặt thời gian và tùy theo nội dung phân phối chương trình mà học sinh phải học. Môn học GDTC cũng là một mơn học chính khóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục quy định thời lượng học môn Giáo dục thể chất ở trường phổ thơng là học một tuần 2 tiết bố trí vào một buổi học khơng trùng với buổi học các mơn Văn hóa trên lớp.

Để biết được ảnh hưởng của môn học thể dục đến các môn học khác như thế nào, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 480 học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh và kết quả thu được ở bảng 4.

Bảng 4: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔN HỌC GDTC ĐẾN CÁC MÔN HỌC KHÁC.

Ý kiến

Kết quả điều tra(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Tinh thần thoải mái để học

môn khác tốt hơn. 60 12,5%

Không ảnh hưởng đến các

môn học khác. 215 44,8%

Chiếm một ít thời gian. 200 41,7%

Chiếm quá nhiều thời gian

để học các môn khác. 10 2%

Qua kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy, gần 50% học sinh cho rằng môn học GDTC không ảnh hưởng đến các môn học khác, 41,7% cho rằng chiếm một ít thời gian, 12,5% học sinh cho rằng học môn thể dục về tinh thần thoải mái để học các môn khác tốt hơn, tuy nhiên cũng có một vài ý kiến cho rằng học môn thể dục chiếm quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến các môn học khác.

Từ kết quả trên cho thấy đa số các em đã nhận thức được môn học thể dục cũng là một môn quan trọng trong hệ thống các mơn học chính khóa mà các em phải học và đầu tư thời gian. Đa số các em biết phân bổ thời gian đều cho tất cả các mơn học, trong đó mơn thể dục cũng được các em xem trọng và giành thời gian như những mơn Văn hóa khác. Tuy nhiên một số ít ý kiến khác cho thấy các em chỉ tập trung thời gian cho các mơn Văn hóa mà khơng quan tâm đến sự có mặt của mơn thể dục, để phát triển con người tồn diện thì mơn học thể dục cũng là một môn quan trọng, vậy mà

các em không nhận thấy và cho rằng thời gian học môn thể dục không đáng, và thời gian đó các em cho rằng đã ảnh hưởng đến các môn khác, thậm chí nhiều em cho rằng học mơn thể dục chiếm quá nhiều thời gian để học các môn học khác. Hoàn toàn trái ngược với những ý kiến trên, nhiều em đã cho rằng học môn thể dục tạo tinh thần thoải mái để học các môn khác tốt hơn. Điều này cho chúng ta thấy trong nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, cần có sự cải tiến mới trong việc Giáo dục nhận thức của người học.

3.1.5. Thái độ học tập của học sinh Phan Châu Trinh về môn học Thể dục.

Thái độ là thuộc tính tâm lí của nhân cách, là những biểu hiện cụ thể về bên ngoài của hoạt động nhận thức. Xuất phát từ các yếu tố kích thích bên trong là nhu cầu, hứng thú và các yếu tố bên ngoài là hoạt động Giáo dục và rèn luyện. Chúng ta dễ dàng nhận thấy qua hành vi của các em, đối với thái độ học tập mơn Giáo dục thể chất chúng ta có thể đánh giá, nhận biết thái độ của người học qua mức độ tích cực tham gia học tập, ý thức thực hiện nội quy buổi tập, tuân thủ các quy định của nhà trường.

Để nắm bắt thái độ học tập môn Thể dục của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh chúng tôi tiến hành phỏng vấn và được kết quả sau:

Bảng 5: BIỂU HIỆN HÀNH VI HỌC TẬP MÔN GDTC CỦA HỌC SINH

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Biểu hiện hành vi

Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Đi học chuyên cần, tích cực,

tuân thủ nội quy buổi học. 200 41,7%

Đi học chuyên cần, tích cực, thỉnh thoảng chưa thực hiện tốt

nội quy buổi học.

185 38,5%

Đi học chỉ để lấy điểm 85 17,7%

Khơng thích đi học, thỉnh

thoảng biện lí do để nghỉ học. 5 1%

Qua kết quả điều tra ở bảng 5 cho ta thấy đa số học sinh có thái độ đúng đắn, có ý thức chấp hành quy định của nhà trường, đi học chuyên cần, tích cực học tập. số học sinh có ý thức tốt, chấp hành nội quy buổi tập chiếm tỉ lệ cao 41,7%. 38,5% học sinh thỉnh thoảng còn vi phạm các quy định buổi tập như đi trễ, chưa thực hiện đúng yêu cầu bài tập giáo viên đưa ra, tập luyện chưa tích cực, khơng thực hiện hết lượng vận động của buổi tập…số ít học sinh cịn có ý thức chưa tốt, đi học chỉ để lấy điểm, đi để điểm danh, học với thái độ bị bắt buộc, thỉnh thoảng biện lí do để nghỉ học, số học sinh này thường có kết quả học tập không cao và thường xuyên bị nợ các nội dung kiểm tra.

Kết quả trên cho thấy ý thức, thái độ học tập môn GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh tương đối tốt. Chính vì là

trường điểm của thành phố, học sinh thi vào trường đều là những học sinh giỏi, ưu tú nên các em có nhận thức, ý thức tốt, thái độ học tập đúng đắn khơng chỉ ở các mơn Văn hóa mà ngay cả mơn GDTC, điều này cho thấy phần nào các em đã nhận thức được tầm quan trọng của mơn học GDTC, từ đó kích thích động cơ học tập tích cực của các em. Tuy nhiên cũng có số ít học sinh có thái độ học tập chưa đúng đắn về môn học GDTC biểu hiện đi học khơng chun cần, hay biện lí do để nghỉ học, thái độ học tập chưa tích cực, thường xuyên hay trốn các bài tập do giáo viên đưa ra. Các em đi học chỉ để lấy điểm, điểm danh cho có mặt. Ở đây phản ánh hai mặt: Một là: các em quá xem trọng các mơn học Văn hóa, các môn chuyên ban, học lệch, đầu tư thời gian thiên về các môn thi đại học mà xem nhẹ các môn học khác. Mỗi môn học mà Bộ Giáo dục đào tạo đưa ra đều có ý nghĩa, tác dụng riêng của nó, thế nhưng các em vẫn chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của tất cả các môn học, trong đó có mơn thể dục. Hai là: các em vẫn ý thức được tầm quan trọng của môn thể dục, vẫn biết mình nên có thái độ học tập tích cực, nhưng vì tính ngại vận động, thích giữ mình đối với các bạn nữ mà các em không biểu lộ hành vi theo nhận thức của mình, mặt dù các em vẫn ý thức được ích lợi của mơn thể dục.

Ngày nay kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của các gia đình cũng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng được thỏa mãn về ăn uống, giải trí, tri thức… Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, và nhân cách, đang dần hồn thiện về mọi mặt, chính đây là giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, các em ăn được, ngũ được và với nhu cầu dinh dưỡng được thỏa mãn nên tỉ lệ số người béo phì ở giai đoạn này chiếm tỉ lệ khá cao, mà trong đó yếu tố ngại vận động của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng bệnh béo phì ngày càng tăng cao ở lứa tuổi này.

3.1.6. Mục đích học tập mơn GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh-thành phố Đà Nẵng. học phổ thông Phan Châu Trinh-thành phố Đà Nẵng.

Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ làm một việc gì dù lớn hay nhỏ chúng ta cũng cần có một mục đích rõ ràng, có như vậy hiệu quả cơng việc mới cao. Việc đưa môn học GDTC vào nội dung giảng dạy cho học sinh của Bộ Giáo dục nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc người Việt Nam.

Để nắm bắt được mục đích học mơn GDTC của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 480 học sinh và kết quả thu được ở bảng 6.

Bảng 6: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN MỤC ĐÍCH HỌC TẬP MƠN GDTC CỦA

HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN CHÂU TRINH.

Mục đích

Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ %

Phát triển cao 105 21,9%

Tăng chiều sức khỏe 345 71,9%

Học để lấy điểm 70 14,6%

Bị bắt buộc 15 3,1%

Qua kết quả điều tra ở bảng 6 cho thấy mục đích học thể dục để tăng chiều cao của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh chiếm 21,9% cho thấy chiều cao là mơ ước của nhiều bạn trẻ, việt nam chúng ta có chiều cao trung bình rất khiêm tốn theo nghiên cứu điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia và ủy ban dân số gia đình và trẻ em vừa cơng bố tại lễ

tổng kết “ quỹ sữa vươn cao Việt Nam” vừa qua, chiều cao trung bình người Việt Nam hiện nay thấp nhất khu vực. chiều cao trung bình của nam là 1m63(thấp 13 cm so với chuẩn) và nữ là 1m53 (thấp hơn 11cm so với chuẩn). So với khu vực Châu Á, hiện nay chiều cao thanh niên Việt Nam thấp hơn Nhật 8cm, Thái 6cm, nữ Việt Nam kém nữ Nhật 4cm và thái là 2cm…

Chiều cao khơng chỉ giúp ích trong sinh hoạt hàng ngày như vui chơi thể thao, lao động sản xuất…mà còn là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc quyết định vẻ bề ngoài, diện mạo của một con người. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, các em đang muốn làm người lớn, các em bắt đầu quan tâm hơn đến vẻ bề ngồi của mình, đây là giai đoạn các em bắt đầu phát triển mạnh về thể chất và nhân cách, các em bắt đầu có nhu cầu về tâm sinh lí, muốn mình nỗi trội và gây ấn tượng với mọi người nhất là với bạn bè cùng trang lứa. Đây cũng là lứa tuổi tâm sinh lí dần hồn thiện, các em bắt đầu có nhu cầu về sinh lí, bắt đầu biết yêu, và bày tỏ tình cảm nam nữ với nhau, chính vì vậy, dáng vẻ bề ngồi rất được các em quan tâm, trau chuốt, ngắm nghía, các em nữ thường soi mình trước gương.

Hơn 70% số học sinh nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe, chính vì vậy mà các em xác định rõ mục đích học thể dục của mình là để phát triển sức khỏe. “Sức khỏe là vàng”, “ người có sức khỏe có trăm điều ước, nhưng người khơng có sức khỏe chỉ mơ ước một điều, đó là sức khỏe.” Sức khỏe là người bạn đồng hành đáng tin cậy của mỗi người. Đối với học sinh trung học phổ thơng, các em có nhiều hịa bão, ước mơ, tính cách hoạt bát, năng động, sáng tạo, ln muốn làm được nhiều việc có ích cho xã hội. Chính vì vậy, sức khỏe là phương tiện giúp các em thực hiện được ước mơ và là chìa khóa để các em mở cánh cửa thành cơng. Tuy nhiên cũng có số ít học sinh chưa nhận thức đúng đắn được lợi ích mà môn GDTC mang lại, mặt dù các em vẫn có ý thức được tầm quan trọng của sức

khỏe, tỉ lệ này chiếm gần 18%, các em cho rằng học môn thể dục chỉ để lấy điểm, bị bắt buộc.

3.1.7. Nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh về tầm quan trọng của môn học GDTC. Trinh về tầm quan trọng của môn học GDTC.

Khi được hỏi ý kiến có nên bỏ mơn GDTC hay khơng? thì đa số học sinh cho rằng không nên bỏ mơn GDTC vì mơn GDTC góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và phát triển sức khỏe cho học sinh, là môi trường để các em giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trí óc sau những giờ học trên lớp. Cùng đồng tình với ý kiến trên, nhiều em cho rằng không nên bỏ môn GDTC nhưng nên rút ngắn thời gian học môn GDTC. Điều này cũng dễ hiểu vì nhiều em có tâm lí ngại vận động và xem môn GDTC là môn không quan trọng, không cần thiết phải đầu tư thời gian, tốt nhất là nên rút ngắn thời gian để học các môn khác hoặc để các em nghỉ ngơi sau những giờ căng thẳng trên lớp. Khơng có em nào có ý kiến bỏ mơn GDTC, điều này cho thấy các em đã nhận thức được sự tồn tại của mơn GDTC trong chương trình học của các em là một tất yếu.

Kết quả điều tra trên cho thấy được đa số các em nhận thấy được tầm quan trọng của môn GDTC trong nhà trường, các em phần nào nhận thức được ý nghĩa, tác dụng thiết thực của môn học GDTC mang lại.

3.1.8. Ý thức tự giác rèn luyện thân thể ngồi giờ học chính khóa của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh. của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh.

Ngồi giờ học chính khóa, các em cịn tham gia tập luyện các môn thể thao tùy theo sở thích của các em, mục đích là để giải trí, rèn luyện sức khỏe và để thỏa mãn nhu cầu giải trí, rèn luyện sức khỏe và sở thích của các em.

Để nắm được mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa ngồi giờ học của học sinh trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và thu được kết quả ở bảng 9.

Bảng 8: CÁC MÔN THỂ THAO HỌC SINH THƯỜNG THAM GIA TẬP

LUYỆN NGỒI GIỜ HỌC.

Mơn thể thao tập luyện

Kết quả phỏng vấn(n=480) Số người đồng ý Tỉ lệ % Lớp tập Aerobic 95 19,8% Cầu lông 100 20,8% Võ 90 18,8% Các môn thể thao khác 115 24%

Không tham gia 130 27,1%

Được hỏi về sở thích tham gia tập luyện thêm một mơn thể thao nào ngồi giờ học thể dục trên lớp, thì phần đơng các em muốn được tham gia các mơn thể thao như: cầu lơng, bóng đá, tập võ thuật, lớp tập Aerobic… Riêng lớp tập Aerobic thì đa số được các em nữ rất thích, vì ngồi việc nâng cao sức khỏe phát triển thể lực thì tập mơn này cịn tạo vẻ đẹp dun dáng cho người học, ngoài ra nhiều em cịn tham gia các mơn thể thao khác chiếm tỉ lệ 24%, tuy nhiên không phải em nào cũng có ý thức muốn tham gia tập luyện thể thao ngoài giờ học thể dục để rèn luyện sức khỏe, tỉ lệ học sinh không muốn tham gia chiếm tỉ lệ 27,1%.

Kết quả điều tra ở bảng 9 cho thấy đa số học sinh có ý thức muốn tham gia một môn thể thao bất kì theo sở thích ngồi giờ học để rèn luyện

sức khỏe, vui chơi, giải trí, nhằm mục đích giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc tạo ra. Nhiều em muốn tham gia tập luyện một mơn thể thao nào đó để cho vóc dáng đẹp hơn, hay để tăng chiều cao như mong muốn, để cải thiện sức khỏe… Tuy nhiên không phải em nào cũng suy nghỉ được tích cực như vậy, trong số đó cũng có những em khơng muốn tham gia một mơn thể thao nào ngồi giờ học, có vẻ các em chưa nhận thức được tác dụng của tập luyện thể thao ngồi giờ học mang lại, hay có thể do các em khơng có bạn để cùng tập chỉ một mình nên khơng muốn tham gia, hay có thể vì một lí do chính đáng hay khơng chính đáng nào khác.

Qua kết quả điều tra trên phản ánh được trường trung học phổ thông Phan Châu Trinh là một trường điểm của thành phố, nên nhận thức của các em đa số là tốt, các em khơng chỉ có ý thức về học tập mà cịn có ý thức về rèn luyện sức khỏe. Tuy thời gian đầu tư cho việc học các mơn Văn hóa nhiều nhưng các em vẫn sắp xếp được thời gian chơi thể thao là một điều đáng quý.

Hiện nay, nước ta đang thời kì hội nhập, mở cửa giao lưu với nhiều nước trên thế giới, kinh tế nước ta ngày càng phát triển, điều này thể hiện

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 35)