Một số pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về môn học

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 59 - 62)

Chương 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.Một số pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về môn học

GDTC trong nhà trường phổ thơng nói chung và trường trung học phổ thơng Phan Châu Trinh nói riêng.

Thực tiễn cho thấy, chất lượng Giáo dục nói chung và chất lượng GDTC trong nhà trường nói riêng, được hình thành và phát triển thơng qua và bằng các hoạt động tìm tịi, khả năng khám phá, sáng tạo trong học tập, thơng qua các hình thức học tập đa dạng và sự tương tác giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Trong đó, nhận thức của người học giữ một vai trị quyết định, vì có nhận thức đúng thì người học mới có nhận thức, thái độ tích cực học tập. Điều này đã khẳng định trong lí luận và trong thực tiễn Giáo dục nói chung, được cụ thể hoá thành các yêu cầu trong nguyên tắc tự giác và tích cực. Tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về môn học GDTC tại các trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức và kết quả còn hạn chế.

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh về môn học GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC trong trường phổ thơng nói chung và trường THPT Phan Châu Trinh nói riêng.

- Đổi mới khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi tiến hành giờ học thực hành GDTC như khâu chuẩn bị giáo án, cơ sở vật chất, lựa chọn nội

dung, hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng tập trung vào hoạt động học tập của học sinh là chủ yếu, khuyến khích động viên và tạo điều kiện để phát huy ở mức cao nhất tính tích cực học tập của các em. Đặc biệt trong giáo án phải chú ý đến yêu cầu giao bài tập về nhà, động viên và kiểm tra học sinh thực hiện các bài tập nhằm giáo dục thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên, liên tục của các em.

- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của học sinh. Ở đây người giáo viên khơng chỉ là người đóng vai trị truyền đạt kiến thức mà cịn là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tịi, tranh luận của học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN:

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Thực trạng nhận thức của học

sinh về môn học Giáo dục thể chất ở trường THPT Phan Châu Trinh – thành phố Đà Nẵng.”có thể đi đến những kết luận sau:

1.1. Nhận thức của học sinh về môn học GDTC.

Phần lớn học sinh trường THPT Phan Châu Trinh có nhận thức đúng đắn, có động cơ học tập và thái độ tích cực, có ý thức chấp hành quy định của nhà trường, đi học chun cần, tích cực, có nhu cầu và hứng thú khá cao đối với môn học GDTC.

Đa số các em nhận thấy được tầm quan trọng của môn học GDTC trong nhà trường, các em phần nào nhận thấy được ý nghĩa, tác dụng thiết thực của môn học GDTC mang lại. Tuy nhiên:

Quy định mới của bộ về việc tính điểm cho mơn thể dục chỉ ở mức “đạt” hay “chưa đạt” nên ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức tiêu cực của một số học sinh.

Quá trình nhận thức của học sinh về môn học GDTC cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau: gia đình, nhà trường, mơi trường sống, bạn bè, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy mơn GDTC, các yếu tố thơng tin, kinh tế, chính trị....

Vẫn còn một số học sinh nhận thức chưa đúng và có thái độ xem nhẹ mơn học GDTC, đi học mang tính chất đối phó, học để lấy điểm.

1.2. Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh về môn học GDTC nhằm nâng cao hiệu quả GDTC trong trường phổ thơng nói chung và trường THPT Phan Châu Trinh nói riêng.

- Đổi mới khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi tiến hành giờ học thực hành GDTC như khâu chuẩn bị giáo án, cơ sở vật chất, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng tập trung vào hoạt động học tập của học sinh là chủ yếu, khuyến khích động viên và tạo điều kiện để phát huy ở mức cao nhất tính tích cực học tập của các em. Đặc biệt trong giáo án phải chú ý đến yêu cầu giao bài tập về nhà, động viên và kiểm tra học sinh thực hiện các bài tập nhằm giáo dục thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên, liên tục của các em.

- Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của học sinh. Ở đây người giáo viên không chỉ là người đóng vai trị truyền đạt kiến thức mà cịn là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động tìm tịi, tranh luận của học sinh.

Một phần của tài liệu ĐẶT vấn đề (Trang 59 - 62)