5. Kết cấu đề án
1.2.1. Tổng quan về đại dịch COVID-19
1.2.1.1. Nguồn gốc và sự bùng phát
COVID-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là một bệnh được gây ra bởi vi-rút có tên SARS-CoV-2. Ca lây nhiễm đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 8/12/2019. Hai ngày sau, bà Wei Guixian, 57 tuổi, người bán
27
tôm ở chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, Vũ Hán đổ bệnh sau đó nhập viện ngày 16/12 với các triệu chứng ở cả 2 lá phổi và có dấu hiệu kháng thuốc ngừa cúm. Đến ngày 27/12, giới chức y tế Vũ Hán xác định virus Corona là nguyên nhân gây bệnh. Vào ngày 31/12, chính quyền Vũ Hán, Trung Quốc, xác nhận các cơ quan y tế đang điều trị cho 27 ca, đều ở gần chợ hải sản Hoa Nam. Trung Quốc cũng thông báo về dịch bệnh cho văn phòng WHO ở Trung Quốc. Vào thời điểm đó, không có bằng chứng nào cho thấy virus dễ dàng lây lan từ người sang người.
Vào ngày 11/3/2020, WHO chính thức ghi nhận dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Đây là đại dịch đầu tiên do virus Corona gây ra. Trong suốt 2 năm qua, dịch bệnh COVID-19 với tốc độ lây lan mạnh mẽ đã bùng phát và diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến ngày 18/3/2022, virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên thế giới có hơn 468 triệu ca nhiễm và hơn 6,01 triệu ca tử vong. Trong đó 5 quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới lần lượt là Hoa Kỳ (79,7 triệu), Ấn Độ (43 triệu), Brazil (29,6 triệu), Pháp (23,3 triệu) và Anh (19,4 triệu).
28
Nguồn: Số liệu từ Đại học Johns Hopkins, cập nhật ngày 18/3/2022 1.2.1.2. Các làn sóng và biến thể
Giai đoạn 1 của đại dịch là giai đoạn bùng phát ở Trung Quốc và các nước châu Á lân cận với tâm dịch là Vũ Hán. Giai đoạn 2 diễn ra khi Trung Quốc đã qua đỉnh dịch và có dấu hiệu kiểm soát, đại dịch bắt đầu bùng phát ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
Khi thế giới bước vào năm thứ 3 của đại dịch COVID-19, virus SARS-CoV- 2 đã phát triển theo thời gian và xuất hiện nhiều loại biến thể mới. Một số biến thể đã lan rộng khắp thế giới, khiến đại dịch bùng phát mạnh hơn trong khi có những biến thể xuất hiện, biến mất hoặc nhanh chóng bị các biến thể khác lấn lướt. Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã đối mặt với 5 biến thể đáng lo ngại1 (VOC) gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron.
• Biến thể Alpha
Biến thể Alpha lần đầu được phát hiện vào tháng 10/2020 tại Anh và nhanh chóng lây lan, đánh dấu đợt bùng phát COVID-19 toàn cầu từ giữa tháng 12, trong đó có Việt Nam. Biến thể này có khả năng lây truyền cao hơn 70% so với chủng cũ.
• Biến thể Beta
Biến thể Beta được phát hiện lần đầu tại Nam Phi và có khả năng lây nhiễm cao gấp 1,5 lần so với biến thể Alpha ở Anh.
• Biến thể Gamma
Biến thể Gamma được phát hiện tại Brazil vào tháng 11/2020 và có khả năng lây lan cao gấp 2,5 lần so với chủng Sars-CoV-2 gốc xuất hiện ban đầu
• Biến thể Delta
Biến thể Delta xuất hiện lần đầu vào tháng 12/2020 tại bang Maharashtra, Ấn Độ, sau đó nhanh chóng trở thành biến thể phổ biến nhất ở quốc gia Nam Á này cũng 1 Dựa trên các thuộc tính và tỷ lệ phổ biến ở Hoa Kỳ, virus SARS-CoV-2 được phân thành các nhóm: biến thể cần được theo dõi (VBM); biến thể đáng quan tâm (VOI); biến thể đáng lo ngại (VOC) và biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC). Trong đó, biến thể đáng lo ngại là biến thể có bằng chứng về sự gia tăng khả năng lây truyền, bệnh nghiêm trọng hơn (ví dụ, tăng mức nhập viện hoặc tử vong), giảm đáng kể khả năng trung hòa bởi các kháng thể được tạo ra trong quá trình lây nhiễm hoặc tiêm chủng trước đó, giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị hoặc vắc-xin, hoặc các thất bại trong việc phát hiện chẩn đoán.
29
như lan rộng khắp thế giới và trở thành biến thể thống trị của đại dịch cho tới thời điểm hiện tại. Biến thể Delta gây bệnh nghiêm trọng hơn so với các chủng SARS- CoV-2 trước đây. Tuy nhiên, bằng chứng này tập trung vào quần thể người lớn trong khi chưa có bằng chứng về mức độ nghiêm trọng đối với trẻ em.
Khi biến thể Delta tiếp tục lan rộng, một số phiên bản đã phát triển thêm các đột biến từng có ở những biến thể đáng lo ngại khác và được gọi là Delta Plus. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biến thể này khiến người mắc COVID-19 phải nhập viện cao hơn so với chủng ban đầu. Những người chưa tiêm vaccine COVID-19 là nhóm có nguy cơ cao nhất và tỷ lệ lây lan cao nhất, những ca bệnh nghiêm trọng nhất đang xảy ra ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
• Biến thể Omicron
Biến thể Omicron được xác định vào ngày 25/11/2021 ở Nam Phi. Omicron mang khoảng 50 đột biến chưa từng thấy kết hợp trước đây, bao gồm hơn 30 đột biến trên protein gai mà virus dùng để gắn vào tế bào cơ thể người. Theo đánh giá của WHO, Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng.
Khi dịch bệnh chưa chấm dứt, virus SARS-CoV-2 được cảnh báo sẽ có thể tiếp tục biến đổi, với nhiều biến thể nguy hiểm hơn, có khả năng lây lan mạnh hơn, buộc thế giới phải điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch và “nâng cấp” vaccine, bào chế và phát triển các loại vaccine có khả năng chống biến thể virus.
Hiện các nhà khoa học trên thế giới đang phác thảo biểu đồ dự báo thời điểm COVID-19 sẽ chuyển thành một căn bệnh đặc hữu, giống với những bệnh như sốt rét, bệnh sởi, hay một loại bệnh liên quan đến đường hô hấp theo mùa như cúm. COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu thay vì đợi đến lúc virus SARS-CoV-2 biến mất. Thực tế này buộc các nước phải điều chỉnh chính sách chống dịch, từ Zero COVID sang thích ứng linh hoạt, một mặt kiểm soát dịch bằng cách tăng cường tiêm chủng đại trà và thực hiện các quy định phòng dịch, mặt khác dần nới lỏng các hạn chế, mở cửa các đường biên giới, dịch vụ hàng không quốc tế…