Những tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất và xuất

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 41 - 45)

5. Kết cấu đề án

1.2.2. Những tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất và xuất

30

Kể từ khi bùng phát, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là chuỗi cung ứng bị gián đoạn, trong đó phải kể đến nguồn cung lương thực thực phẩm. Theo đó, các nghiên cứu về tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động xuất khẩu nông sản đã được thực hiện tại nhiều quốc gia dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Cụ thể:

Gray (2020) đã đánh giá mức độ gián đoạn của các dịch vụ vận tải cũng như nhu cầu về dịch vụ vận tải trong đại dịch COVID-19 tác động như thế nào đến chuỗi cung ứng nông sản của Canada. Theo đó, vận chuyển nông sản bằng đường biển tăng lên nhờ sự cắt giảm về nhu cầu vận tải của các sản phẩm phi nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt container rỗng ở Bắc Mỹ được nhận xét sẽ gây gián đoạn và gia tăng các vấn đề logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu đối với các loại ngũ cốc đặc sản và thực phẩm chế biến. Tương tự vận tải đường bộ, vận tải đường sắt không bị ảnh hưởng nhiều bởi các quy định giãn cách xã hội, tạo khả năng sẵn sàng vận chuyển nông sản nói chung và ngũ cốc nói riêng. Cũng nhờ đó mà xuất khẩu ngũ cốc ở nước này đã tăng mạnh vào tháng 3/2020.

Lin và Zhang (2020) đã tìm hiểu tác động của dịch COVID-19 đối với các công ty xuất khẩu nông sản ở Trung Quốc. Theo đó, mặc dù trung bình hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp bị giảm đi, xuất khẩu ngũ cốc và dầu vẫn tăng mạnh. Điều này ngụ ý về nhu cầu thực phẩm thiết yếu2 trong thời kỳ đại dịch. Ngược lại, sự sụt giảm xuất hiện trong xuất khẩu các loại hàng hóa như nấm ăn và sản phẩm ngành trồng trọt. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của COVID-19 đối với các doanh nghiệp nhỏ thì nghiêm trọng hơn so với các doanh nghiệp lớn. Những khó khăn chính mà các công ty xuất khẩu nông sản Trung Quốc đã phải đối mặt trong đại dịch được thể hiện trong biểu đồ 1.1:

2 Thực phẩm thiết yếu hay thực phẩm cơ bản là các loại lương thực, thực phẩm được con người dùng làm thức ăn thường xuyên và với số lượng lớn, mang tính ổn định, lâu dài và bản thân các loại thực phẩm này cấu tạo thành một thành phần không thể thiếu của chế độ ăn uống và là các món chính trong bữa ăn hàng ngày.

31

Biểu đồ 1.1. Những khó khăn chính của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch

Nguồn: Lin và Zhang, 2020

Là quốc gia cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam và đặt nông nghiệp vào vị trí chiến lược, Indonesia đang gặp phải nguy cơ về vấn đề an ninh lương thực do sức mua giảm và sự bất ổn trong chuỗi cung ứng thực phẩm sau đại dịch COVID-19. Rozaki (2021) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu và khắc phục tình trạng trên. Theo tác giả, do sự quản lý kém hiệu quả trong quá khứ nên nông nghiệp nước này hiện tại bị phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào bên ngoài như phân bón và thuốc trừ sâu. Do đó, nông nghiệp gặp nhiều rủi ro hơn khi có các cuộc tấn công của sâu bệnh, biến đổi khí hậu và đại dịch (Altieri và Nicholls, 2020). Theo đó, trong thời kỳ đại dịch, giá đầu vào tăng cao và khả năng tiếp cận về nguồn cung không ổn định đã khiến người nông dân lầm vào cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, tương tự như Malaysia và Thái Lan, quốc gia này cũng đối mặt với tình trạng thiếu nhân công trong lĩnh vực nông nghiệp (Greenville và cộng sự, 2020; Chu, 2020, Sihlobo, 2020). Đồng thời, trước đại dịch, Indonesia đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, đặc biệt là trong mùa khô (Yazd và cộng sự, 2020). Trong thời kỳ đại dịch, điều này đã gây ra một tình huống khó xử: một mặt cần nước để canh tác, một mặt cần nước để vệ sinh

60,78% 35,29% 34,31% 29,41% 27,45% 23,53% 18,63% 15,69% 15,68% Tăng chi phí Các khó khăn về tài chính Gián đoạn trong vận tải và logistics Các biện pháp ngăn chặn từ quốc gia nhập khẩu Thiếu nguồn cung lao động Đơn hàng bị hủy bỏ hoặc hoàn lại Tổn thất do đóng cửa nhà máy Các khó khăn về nguồn cung nguyên liệu đầu vào Khác

32

cơ thể và rửa tay. Tình trạng này kéo dài có thể khiến ngành công nghiệp nước này đối mặt với tình trạng thiếu nước nhiều hơn (Bellizzi và cộng sự, 2020).

Hình 1Error! No text of specified style in document..2. Phân tích SWOT về an ninh lương thực thực phẩm sau đại dịch COVID-19 của Indonesia

Nguồn: Rozaki, 2020

Dựa vào hình 1.2, tác giả đã đề xuất 2 chiến lược mà Indonesia có thể áp dụng. Thứ nhất, chiến lược ngắn hạn bao gồm kiểm soát giá lương thực, điều tiết việc phân phối thực phẩm trong thời kỳ PSBB3, nâng cao nhận thức về lãng phí thực phẩm, trợ cấp cho nông dân, mua các sản phẩm nông nghiệp tồn đọng, giảm thiểu nhập khẩu thực phẩm không cần thiết, tối ưu hóa vai trò của BULOG4 trong việc giải phóng thực phẩm dự trữ… Thứ hai, các chiến lược dài hạn gồm tăng hiệu quả chuỗi cung ứng, hỗ trợ sản xuất nông sản thông qua trợ cấp, kiểm soát giá đầu vào, đa dạng hóa hệ thống canh tác và sản phẩm và tối ưu hóa vai trò của BULOG trong các lĩnh vực bình ổn giá lương thực, kiểm soát dự trữ lương thực, nhập khẩu.

3 PSBB - Pembatasan Sosial Berskala Besar (Large-Scale Social Restrictions) là chính sách hạn chế xã hội quy mô lớn do Chính phủ Indonesia ban hành để phòng chống dịch COVID-19. Các điều khoản quan trọng của quy định này gồm: đóng cửa trường học và nơi làm việc, hạn chế đối với các hoạt động tôn giáo, các hoạt động ở nơi công cộng, các hoạt động văn hóa – xã hội, hạn chế về phương thức vận tải và các hoạt động khác… 4 Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH ĐẠI

DỊCH COVID-19

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)