5. Kết cấu đề án
2.1.4. Quan hệ thương mại ViệtNam và Trung Quốc
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, quan hệ Việt - Trung đã không ngừng phát triển và ngày càng được củng cố toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên các mặt: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội... Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước, các Bộ, Ngành, Chủ tịch các tỉnh thành, các doanh nghiệp liên tục trao đổi, thăm viếng chính thức lẫn nhau, ký kết hàng loạt Hiệp định, Nghị định thư và nhiều văn kiện pháp lý trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện cho quan hệ hai nước không ngừng phát triển. Trung Quốc đã điều chỉnh các chính sách theo hướng coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư, hợp tác, buôn bán với Việt Nam và qua đó hướng xuống các nước ASEAN khác. Hai bên đã thành lập Ủy ban điều phối hợp tác hai chính phủ do cấp Phó Thủ Tướng đứng đầu. Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại liên chính phủ cấp thứ trưởng đứng đầu (năm 2007 đã nâng lên cấp bộ trưởng) và nhiều cơ chế hợp tác khác đã đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới. Hiệp định ACFTA do 2 bên tham gia đã có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8000 dòng sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm nông sản. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tham gia RCEP - một FTA thế hệ mới, với mức độ cam kết rộng hơn và sâu hơn. Ngoài mối quan hệ song phương, hai nước cũng không ngừng tăng cường hợp tác trong khuôn khổ đa phương như ASEAN, APEC, WTO... Những nỗ lực trong thời gian qua của 2 nước đã thúc đẩy
38
quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc luôn phát triển theo hướng tích cực, đạt nhiều tiến triển mới.
(Đơn vị: tỷ USD)
Biểu đồ 2Error! No text of specified style in document..1. Tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2009-2021
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Trong những năm 90 của thế kỷ trước, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc chỉ đạt gần 4,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 4,3 tỷ USD, xuất siêu 600 triệu USD. Từ đầu thế kỷ XXI, thương mại song phương giữa 2 nước tăng trưởng mạnh nhưng quan hệ mậu dịch diễn ra theo chiều hướng ngược lại, tức là tình trạng nhập siêu có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Trong nhiều năm trở lại đây, Việt nam vẫn luôn nhập siêu hàng hóa với Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, nhập siêu từ Trung Quốc cũng thuộc loại lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ buôn bán.
(Đơn vị: tỷ USD) 20,81 27,95 36,48 41,87 50,06 58,58 66,03 71,97 94,00 106,94 116,97 133,09 165,82 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00 180,00 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
39
Biểu đồ 2.2. Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2021
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Những kết quả này đạt được là nhờ những lợi thế về quan hệ thương mại truyền thống, cũng như những nỗ lực của các bộ, ngành nhằm thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thương mại giữa hai nước. Hơn nữa, thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc có sự phát triển là nhờ ưu thế vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa, thói quen tiêu dùng…