5. Kết cấu đề án
2.3.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản của ViệtNam sang Trung Quốc trong bố
cảnh COVID-19
(Đơn vị: triệu USD)
Biểu đồ 2.14. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc các quý năm 2020, 2021
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 5,68 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2019. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đều ghi nhận sụt giảm như rau quả, hạt điều, cà phê, chè. Tuy nhiên sự tăng trưởng khả quan của các mặt hàng như gạo, sắn, cao su đã bù đắp phần nào sự sụt giảm từ các mặt hàng khác.
Cũng trong năm 2020, Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách nhằm hạn chế ảnh hưởng của dịch COVID-19, theo đó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta vào thị trường này. Cụ thể như sau:
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900
Quý I/2020 Quý II/2020 Quý III/2020 Quý IV/2020 Quý I/2021 Quý II/2021 Quý III/2021 Quý IV/2021
Rau quả Cao su Sắn và các sản phẩm từ sắn
Hạt điều Gạo Cà phê
59
Về tăng cường quản lý tại các cửa khẩu biên giới, Trung Quốc đã đưa ra quy định về hạn chế lưu thông người qua biên giới đường bộ, đường thủy; cấm công dân nước thứ ba xuất nhập cảnh qua biên giới Trung Quốc – Việt Nam; giảm số lượng người qua lại ở khu vực biên giới với mục đích không thiết yếu; tăng cường biện pháp kiểm dịch, kiểm tra sàng lọc sức khỏe và cách ly đối với người nhập cảnh; tăng cường quản lý đối với tài xế xe hàng qua biên giới với các biện pháp như kê khai thông tin sức khỏe, xét nghiệm axit nucleic định kỳ, chỉ định điểm dỡ hàng, hạn chế thời gian xuất cảnh…; điều chỉnh quy định đối với hoạt động thương mại của cư dân biên giới tại các cặp chợ biên giới.
Về tăng cường kiểm soát thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, từ tháng 6/2020, sau vụ việc cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện vi-rút SARS-CoV-2 tại chợ nông sản đầu mối Tân Phát Địa (Xinfadi) thành phố Bắc Kinh, Hải quan nước này đã tiến hành kiểm tra vi-rút SARS-CoV-2 đối với hàng nông sản, thủy sản và thực phẩm chế biến nhập khẩu từ nước ngoài và tuyên bố phát hiện vi-rút trên bao bì, mặt trong công-ten-nơ một số lô hàng thủy sản, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador, Đức... Kể từ thời điểm đó đến nay, Hải quan Trung Quốc không ngừng gia tăng tần suất kiểm tra, xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2 đối với nông sản, thủy sản, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ tất cả các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng đến tốc độ thông quan hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo tiến hành kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong công-ten-nơ thường (không phải công-ten- nơ đông lạnh) do lo ngại dịch COVID-19 dễ lây lan qua biên giới khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông và mùa xuân. Các cơ quan chức năng của Trung Quốc mở rộng diện mặt hàng cần tiến hành xét nghiệm vi-rút SARS-CoV-2 và đặt ra nhiều quy định hơn thay vì chỉ tập trung vào nhóm hàng thực phẩm, thủy sản đông lạnh. Các biện pháp này dự kiến sẽ gây phát sinh nhiều chi phí, thủ tục và thời gian đối với doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc, đồng thời cũng tạo thêm áp lực đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
60
Về phía Việt Nam, trước tình hình dịch COVID-19, Bộ Công thương đã có Công văn số 682/BCT-TTTN ngày 04/02/2020 về việc đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản để ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong đó chỉ đạo Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng của địa phương trong việc tổ chức đánh giá diện tích, sản lượng, thời vụ thu hoạch; xây dựng kịch bản và phương án tiêu thụ đối với sản phẩm nông sản, hàng hóa chủ lực trên địa bàn khi gặp khó khăn trong xuất khẩu và tiêu thụ trong nước; phối hợp các cơ quan chức năng, doanh nghiệp của địa phương rà soát, tổng hợp khả năng dự trữ của các kho cấp đông, trữ lạnh, bảo quản nông sản, thủy sản và các mặt hàng thiết yếu của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối trên địa bàn để huy động khi cần thiết.
Trong chính sách xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công thương luôn ưu tiên triển khai nhiều hoạt động XTTM quy mô lớn, huy động sự tham gia của nhiều Hiệp hội, ngành hàng, địa phương, doanh nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, tại nhiều địa phương ở Trung Quốc. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, Bộ Công Thương đã định hướng cho các Hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tập trung sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm nông sản có chất lượng bao bì đóng gói nhỏ, có thương hiệu, giá trị cao vào các kênh phân phối chính thức, trực tiếp tại thị trường Trung Quốc, kiên quyết chuyển nhanh, chuyển mạnh từ xuất khẩu theo hình thức "trao đổi cư dân" sang xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế qua các cửa khẩu chính thức; tuyên truyền vận động, tổ chức đoàn mua hàng, đoàn doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khảo sát giao thương nhập khẩu hàng hóa, tham dự các Hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM quốc tế tại Việt Nam như Vietnam Expo, Foodexpo, Vietfish, Hội chợ nông nghiệp quốc tế, Triển lãm mỗi làng một sản phẩm...; đồng thời tích cực trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, chính sách; mở rộng phạm vi và năng lực XTTM thông qua mạng lưới Văn phòng XTTM tại các địa phương của Trung Quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tham gia các hoạt động XTTM truyền thống (hội chợ, triển lãm, giao thương,...).
61
Năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn tăng trưởng đạt 8,3 tỷ USD, chiếm 48,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước, trong đó 6,57 tỷ USD đến từ các mặt hàng nông sản chủ lực truyền thống. Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam như: rau quả; hạt điều; cà phê; chè; gạo; sắn và sản phẩm sắn; cao su, sản phẩm từ cao su… Các nhóm hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD gồm rau quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn.
Tháng 5/2021, Cục Xúc tiến thương mại nước ta đã phối hợp với các cơ quan đại diện thương mại Trung Quốc tại Trung Quốc tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm Việt Nam - Trung Quốc năm 2021 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thực phẩm sang thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh dịch bệnh, từ ngày 18/8/2021, Trung Quốc đã đưa ra những quy định mới tại cửa khẩu, tuyệt đối không cho lái xe và chủ hàng Việt Nam đưa xe hàng sang Trung Quốc mà phải giao xe hàng để lái xe của phía Trung Quốc đưa đến nơi giao hàng. Sau khi hết hàng trên xe, lái xe phía nước bạn sẽ đánh xe trở lại bãi để trao trả.