Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 73 - 76)

5. Kết cấu đề án

2.4.1. Những kết quả đạt được

a. Tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

Về xuất khẩu rau quả, năm 2020, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của nước ta với tỷ trọng đạt 56,3%, tương đương với mức kim ngạch đạt 1,84 tỷ USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sụt giảm một phần do việc tăng cường, kiểm tra, giám sát chất lượng và truy xuất nguồn gốc đối với nông sản Việt Nam (trong đó có rau quả và trái cây) nhập khẩu vào Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả đang giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và

62

tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Về xuất khẩu cao su, năm 2020, ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực để vượt qua các khó khăn, thách thức từ tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cùng những yếu tố không thuận lợi của thời tiết trong những tháng cuối năm để tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa phòng chống dịch, vừa duy trì, ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh. Về thị trường xuất khẩu, trong khi xuất khẩu cao su Việt Nam sang các quốc gia hầu hết đều giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc vẫn đạt 1,83 tỷ USD, tăng 18,1% so với năm 2019.

Về xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn, những tác động của dịch COVID-19 đã khiến ngành sắn Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong đầu năm 2020. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn đã lấy lại đà tăng trưởng sau khi dịch bệnh được kiểm soát và trở thành một trong số ít mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng. Tính đến hết năm 2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất với tổng lượng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc đạt 2,59 triệu tấn, trị giá đạt 928,8 triệu USD, tăng 12,9% về lượng xuất khẩu và tăng 6,2% về trị giá so với năm 2019.

Về xuất khẩu gạo, kim ngạch xuất sang Trung Quốc năm 2020 đứng thứ 2 trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước, sản lượng đạt 810,1 nghìn tấn, kim ngạch đạt 463,03 triệu USD, chiếm 14,8%. Đồng thời, xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới nói chung tiếp tục được đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường. Theo đánh giá của Bộ Công thương, công tác điều hành xuất khẩu gạo nói chung đã bám sát mục tiêu tiêu thụ lúa gạo cho người nông dân và bảo đảm lợi ích người trồng lúa theo chính sách hiện hành; góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước, đặc biệt trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng do tác động của dịch COVID-19.

Về xuất khẩu hạt điều, năm 2020, trong khi xuất khẩu hạt điều sang một số thị trường chính như Hoa Kỳ, Australia, EU và Canada có xu hướng tăng trưởng thì xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc năm 2020 có sự sụt giảm so với năm 2019, kim ngạch đạt 0,51 tỷ USD, giảm 13,5%.

63

Về xuất khẩu cà phê, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2020 đạt 95,68 triệu USD, chiếm 5,54% xuất khẩu cà phê cả nước. Do ảnh hưởng của dịch khiến việc xuất khẩu cà phê sang các thị trường nói chung gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành cà phê đã tìm cách tăng tiêu thụ tại thị trường trong nước và coi đây là giải pháp vượt qua lúc gian khó.

Về xuất khẩu chè, năm 2020, Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 5 về nhập khẩu chè từ Việt Nam với kim ngạch đạt 12,06 triệu USD, giảm 52% so với năm 2019, chiếm 6% tổng xuất khẩu cả nước. Theo đánh giá của Bộ Công thương, hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè matcha, chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước. Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận giúp nâng cao giá trị sản phẩm trà và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

b. Tăng số lượng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Biểu đồ 2Error! No text of specified style in document..15. Số lượng và tốc độ phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường

Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2020

100 126 329 231 430 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2016 2017 2018 2019 2020

64

Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc

(Ghi chú: Năm gốc là năm 2016 tốc độ tăng trưởng là 100%)

Những năm gần đây, môi trường kinh doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục được cải thiện nhờ các hiệp định đã được ký kết giữa 2 quốc gia như ACFTA, Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung, Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau, Hiệp định thanh toán về hợp tác giữa Ngân hàng Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc nước cộng hòa nhân dân Trung Quốc... Do đó, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cũng tăng theo thời gian, mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mới bùng phát, Trung Quốc siết chặt hơn các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát nguồn hàng. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ 2 nước tìm được cách thức tháo gỡ, khắc phục khó khăn để tiếp tục thông quan hàng nông sản, đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã tăng trở lại. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu nông sản cũng tăng lên. Cụ thể, sau khi giảm mạnh vào năm 2019, số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã lên đến 716 vào năm 2020, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2016.

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)