5. Kết cấu đề án
3.2.2. Những thách thức
Kinh tế Trung Quốc suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Kinh tế suy giảm kéo theo cầu giảm. Người tiêu dùng dành ưu tiên đối với các mặt hàng thiết yếu. Sau đại dịch, đa phần các nước hướng đến khả năng tự cung ứng, Trung Quốc không nằm ngoài xu thế này. Sản xuất nông sản, đặc biệt là các loại quả nhiệt đới như dưa hấu, thanh long, vải… tăng mạnh về diện tích trồng và sản lượng. Nhu cầu tiêu dùng và yêu cầu đối với chất lượng hàng nông sản ở các vùng miền của Trung Quốc là khác nhau. Các tỉnh, thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm nông sản nhập khẩu chất lượng cao, chú trọng tới vấn đề VSATTP, còn các tỉnh Thái Hưng, Trường Hưng, Giang Tô, các vùng gần biên giới Việt Nam… ưa chuộng các sản phẩm nông sản có mức giá vừa phải và chất lượng trung bình.
Trung Quốc ngày càng nâng cao hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch, tăng cường kiểm soát biên giới, áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ đối với hàng nông sản. Trung Quốc đưa ra các quy định đối với hàng nông sản nhập khẩu như vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP… Trung Quốc siết chặt thủ tục nhập khẩu, dựng nhiều hàng rào kỹ thuật, giảm dần nhập khẩu tiểu ngạch, dần tiến tới chỉ nhập khẩu chính ngạch (trong đó có Việt Nam). Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thủ tục thông quan tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc phải tuân thủ các quy định khắt khe về y tế. Như vậy, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ ngày càng khó khăn hơn, xuất hiện nhiều điểm nghẽn.