Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản của

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 83 - 84)

5. Kết cấu đề án

3.1. Mục tiêu và phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản của

Nam đến năm 2030

Ngày 05/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030 tại Quyết định 174/QĐ-TTg.

Đề án được xây dựng trên quan điểm (i) tận dụng các cơ hội, khai thác lợi thế từ hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục phát huy thế mạnh, tiềm năng các sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam; (ii) Triển khai đồng bộ các cam kết quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp; (iii) Tập trung phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm NLTS chủ lực, có tính cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; (iv) Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu NLTS gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Với mục tiêu chung là thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm NLTS, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS xuất khẩu của Việt Nam, Đề án đặt ra các chỉ tiêu chính như sau:

- Đến năm 2025: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS của Việt Nam đạt khoảng 50 - 51 tỷ USD; khoảng 20% sản phẩm NLTS của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; Khoảng 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.

- Đến năm 2030: Giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam đạt khoảng 60 - 62 tỷ USD vào năm 2030; Khoảng 40% sản phẩm NLTS của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; Khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.

72

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan điều phối chung, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; triển khai các nội dung và giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao như tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, phát triển doanh nghiệp, hướng dẫn áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, truy xuất nguồn gốc…; rà soát hệ thống pháp luật, luật lệ, chính sách, quy định trong các FTA thuộc phạm vi quản lý…; phối hợp với các bộ ngành liên quan (Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ…) triển khai các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Ngày 09/02/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030.

Trong đó mục tiêu chung của Đề án là hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững có ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và yêu cầu của thị trường (trong nước và quốc tế).

Mục tiêu cụ thể sẽ là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; Gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại.

Đồng thời củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Xây dựng cơ chế ràng buộc, gắn kết giữa các chủ thể chính trong kênh tiêu thụ nông sản; thiết kế các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ thể liên kết hữu cơ với nhau từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)