Giới thiệu chung về nông sản ViệtNam

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 45)

5. Kết cấu đề án

2.1.1. Giới thiệu chung về nông sản ViệtNam

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có 2 mùa nắng mưa rõ rệt, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây nông sản, từ đó tạo nên 2 mùa thu hoạch rõ rệt là vụ mùa và vụ chiêm. Do nông sản có tính thời vụ nên quá trình sản xuất, buôn bán nông sản Việt Nam cũng mang tính thời vụ. Từ đó tạo nên sự cung theo mùa, tức là khi chính vụ thì hàng nông sản dồi dào, đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, giá bán rẻ (cung > cầu). Ngược lại, khi trái vụ, nông sản trở nên khan hiếm, chất lượng không cao nhưng giá lại cao (cung < cầu).

Hàng nông sản phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, địa lý… Vào năm có mưa thuận gió hòa thì cây cối phát triển, năng suất cao, hàng nông sản phổ biến trên thị trường. Vào năm thời tiết khắc nghiệt, xuất hiện thiên tai thường xuyên, nông sản mất mùa thì hàng nông sản trở nên khan hiếm, chất lượng thấp, giá bán tăng mạnh. Hàng nông sản chủ yếu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng nên chất lượng có tác động trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe người tiêu dùng. Trong khi đó, khâu bảo quản, dự trữ chế biến hàng nông sản nước ta còn thiếu thốn, giá hàng nông sản Việt Nam thường thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới.

Nhờ điều kiện khí hậu nước ta phù hợp với các loại cây trồng, hàng nông sản nước ta rất đa dạng, phong phú về chủng loại và chất lượng, một số loại cây trồng cho năng suất rất cao. Cụ thể, nông sản được trồng khắp cả nước, trong đó mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, địa lý thích hợp cho một hoặc một vài loại cây trồng khác nhau, sử dụng phương thức sản xuất khác nhau. Một số mặt hàng nông sản được coi là thế mạnh của nước ta trong thời gian qua gồm: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, chè…

34

Nhìn chung, nông sản Việt Nam phong phú, đa dạng về chủng loại, chất lượng cao nên được nhiêu nước trong khu vực và thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, nông sản khi thu hoạch thường không được bảo quản dự trữ và chế biến đúng quy cách, kỹ thuật, ngành chế biến chưa được đầu tư đúng mức, sản phẩm cuối chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, hầu hết hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới chủ yếu là sản phẩm thô, giá thành thường chịu sức ép phải thấp hơn so với chất lượng ban đầu, dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao. Do đó, vấn đề bảo quản, dự trữ, chế biến rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Với đặc tính khó bảo quản, dễ bị ẩm mốc, biến chất của hàng nông sản, các doanh nghiệp cần đặt biệt quan tâm đến điều khoản giao hàng, điều khoản về chất lượng… trong quá trình tổ chức sản xuất và xuất khẩu nông sản để có thể tổ chức thực hiện một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được các điều khoản đã ký kết.

2.1.2. Đặc điểm của sản xuất và kinh doanh nông sản ở Việt Nam

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ, nhưng nhu cầu nông sản lại mang tính liên tục. Chỉ có hoạt động kinh doanh nông sản mới khắc phục được tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp và đáp ứng liên tục được nhu cầu của người tiêu dùng nhờ vào hệ thống dự trữ, chế biến, bảo quản và cung ứng. Ngày nay, tổ chức các ngành hàng nông sản là cốt lõi của phát triển hoạt động kinh doanh nông sản. Bảng 2.1 trình bày các đặc điểm của cung và cầu nông sản trong điều kiện nền nông nghiệp hội nhập cùng với nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh toàn cầu.

Bảng 2Error! No text of specified style in document..1. Các đặc điểm của cung và cầu nông sản ở Việt Nam

Đặc điểm của cung nông sản Đặc điểm của cầu nông sản

1. Nông sản cung ứng có tính chất thời vụ và mang tính chất địa phương, vùng rất rõ rệt;

1. Cầu nông sản thường xuyên không chỉ trong phạm vi địa phương, quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu;

2. Cung nông sản không liên tục, không ổn định, thường có độ trễ nhất định so với nhu cầu của thị trường;

2. Cầu nông sản mang tính liên tục, tương đối ổn định;

35 3. Nông sản là sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng. Do sản xuất công nghiệp, nông sản có nguy cơ nhiễm dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, làm giảm chất lượng nông sản và làm mất an toàn thực phẩm;

3. Cầu nông sản ngày càng đa dạng, không chỉ nông sản tươi sống, mà nhu cầu nông sản chế biến, nông sản chất lượng ngày càng tăng;

4. Nông hộ chỉ có khả năng cung ứng các đơn hàng nhỏ, không đồng nhất về kích cỡ và chất lượng. Khả năng cạnh tranh thấp, luôn chịu nhiều rủi ro trước sự biến động của giá cả thị trường.

4. Chế biến và thương mại nông sản cần thực hiện các đơn hàng lớn, yêu cầu đồng nhất về kích cỡ, và chất lượng nông sản ngày càng nâng cao, và bị cạnh tranh lớn từ nông sản nước ngoài.

Nguồn: Đoàn Tranh, trường Đại học Duy Tân

Bản thân hộ nông dân và các đơn vị sản xuất nông nghiệp không thể khắc phục được sự chênh nhau giữa cung và cầu nông sản như được trình bày ở trên, nếu không có hệ thống kho hàng dự trữ, bảo quản, chế biến, đóng gói phù hợp trước khi phân phối nông sản đến người tiêu dùng. Vì vậy, phát triển nông nghiệp không thể không gắn với quá trình phát triển các chuỗi ngành hàng nông sản. Nhất là trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu hơn của Việt Nam hiện nay vào thị trường nông sản toàn cầu thì việc xây dựng các ngành hàng nông sản và phát triển các chuỗi ngành hàng nông sản mạnh có vai trò thúc đẩy phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững và khắc phục được những thách thức của quá trình hội nhập đối với nông nghiệp và nông dân.

2.1.3. Khái quát về thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với dân số lớn nhất thế giới (hiện đạt khoảng 1,405 tỷ người) và diện tích lớn nhất châu Á (9,6 triệu km2). Trung Quốc được đánh giá là đang trên đà trở thành siêu cường thế giới nhờ những thành tựu to lớn đã đạt được trong thời gian qua.

Cụ thể, kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nền kinh tế thế giới đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt Trung Quốc đã tận dụng triệt để những cơ hội của WTO để phát triển. Cán cân thương mại của Trung Quốc luôn thặng dư ở mức cao vì là thị trường thu hút lượng đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới hiện nay. Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc

36

đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn, kinh tế phát triển thần tốc và ảnh hưởng quốc tế ngày càng sâu rộng.

Từ năm 2012 đến nay, kinh tế Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ phát triển cả giai đoạn đạt tăng trưởng cao giao động từ 6,5 - 9%. Theo đó GDP từ 8000 tỷ USD (năm 2011) tăng lên 16.640 tỷ USD ( năm 2021). Nhất là giai đoạn 2013 - 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc trong giai đoạn là 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của các nền kinh tế đang phát triển là 4%. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 30%, lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao hơn cả mức đóng góp của Mỹ, EU và Nhật Bản. GDP của Trung Quốc năm 2016 đã đạt 10.730 tỷ USD, hoàn thành sớm hơn 4 năm mục tiêu GDP năm 2020, tăng gấp 4 lần năm 2000. Tình trạng lạm phát trong năm 2021 cũng được Trung Quốc kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng – thước đo chính của lạm phát, tăng 0,9% vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu là xấp xỉ 3%. GDP bình quân đầu người của quốc gia này đã đạt 12.551 USD, trong khi mức trung bình toàn cầu năm 2021 là khoảng 12.100 USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia tỷ dân đầu tiên trên thế giới chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình, bắt đầu bước sang ngưỡng thu nhập cao.

Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2020 đã lên mức cao nhất mọi thời đại, đạt 2,6 nghìn tỷ USD. Bất chấp hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt đỉnh 13,6 tỷ USD trong năm. Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc trên toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 14,3%. Với sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khoảng 21% so với năm 2020, thương mại của Trung Quốc lần đầu tiên vượt 6.000 tỷ USD vào năm 2021. Thành công này có được phần lớn nhờ vào chính sách chiến lược của chính phủ Trung Quốc, trong đó có việc kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân lớn, giảm phụ thuộc vào bất động sản, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo.

Bên cạnh đó, sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) cho tới nay đã có sự tham gia của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, có vai trò đối trọng với các định chế đa

37

phương hiện có do Mỹ cầm trịch. Dự án này thậm chí còn được đưa vào hiến pháp vào năm 2017. Song song với BRI, Trung Quốc không ngừng hợp thức hoá và thể chế hoá các chiến lược nâng tầm ảnh hưởng quốc tế thông qua các sáng kiến về “Con đường Tơ lụa Y tế” (HSR), “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” (DSR)…

Việc tăng trưởng kinh tế vượt kỳ vọng của Trung Quốc trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2021 đã đưa quốc gia này tiến gần hơn tới vị trí nền kinh tế số 1 thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.

2.1.4. Quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, quan hệ Việt - Trung đã không ngừng phát triển và ngày càng được củng cố toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên các mặt: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội... Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước, các Bộ, Ngành, Chủ tịch các tỉnh thành, các doanh nghiệp liên tục trao đổi, thăm viếng chính thức lẫn nhau, ký kết hàng loạt Hiệp định, Nghị định thư và nhiều văn kiện pháp lý trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện cho quan hệ hai nước không ngừng phát triển. Trung Quốc đã điều chỉnh các chính sách theo hướng coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư, hợp tác, buôn bán với Việt Nam và qua đó hướng xuống các nước ASEAN khác. Hai bên đã thành lập Ủy ban điều phối hợp tác hai chính phủ do cấp Phó Thủ Tướng đứng đầu. Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại liên chính phủ cấp thứ trưởng đứng đầu (năm 2007 đã nâng lên cấp bộ trưởng) và nhiều cơ chế hợp tác khác đã đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới. Hiệp định ACFTA do 2 bên tham gia đã có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8000 dòng sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm nông sản. Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục tham gia RCEP - một FTA thế hệ mới, với mức độ cam kết rộng hơn và sâu hơn. Ngoài mối quan hệ song phương, hai nước cũng không ngừng tăng cường hợp tác trong khuôn khổ đa phương như ASEAN, APEC, WTO... Những nỗ lực trong thời gian qua của 2 nước đã thúc đẩy

38

quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc luôn phát triển theo hướng tích cực, đạt nhiều tiến triển mới.

(Đơn vị: tỷ USD)

Biểu đồ 2Error! No text of specified style in document..1. Tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2009-2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc chỉ đạt gần 4,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 4,3 tỷ USD, xuất siêu 600 triệu USD. Từ đầu thế kỷ XXI, thương mại song phương giữa 2 nước tăng trưởng mạnh nhưng quan hệ mậu dịch diễn ra theo chiều hướng ngược lại, tức là tình trạng nhập siêu có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Trong nhiều năm trở lại đây, Việt nam vẫn luôn nhập siêu hàng hóa với Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, nhập siêu từ Trung Quốc cũng thuộc loại lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ buôn bán.

(Đơn vị: tỷ USD) 20,81 27,95 36,48 41,87 50,06 58,58 66,03 71,97 94,00 106,94 116,97 133,09 165,82 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00 180,00 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

39

Biểu đồ 2.2. Cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Những kết quả này đạt được là nhờ những lợi thế về quan hệ thương mại truyền thống, cũng như những nỗ lực của các bộ, ngành nhằm thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thương mại giữa hai nước. Hơn nữa, thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc có sự phát triển là nhờ ưu thế vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa, thói quen tiêu dùng…

2.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019 2009 – 2019

2.2.1. Kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019 Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019

-10,0 -12,5 -13,3 -16,2 -23,7 -28,7 -32,9 -28,1 -23,2 -24,2 -34,0 -35,3 -53,9 5,4 7,7 11,6 12,8 13,2 14,9 16,6 22,0 35,4 41,4 41,5 48,9 56,0 15,4 20,2 24,9 29,0 36,9 43,6 49,5 50,0 58,6 65,6 75,5 84,2 109,9 -80,0 -60,0 -40,0 -20,0 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

40

Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ (không tính khối nước). Trong suốt giai đoạn 2010 – 2019, trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này, hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta vào thị trường Trung Quốc đã liên tục đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực (gồm rau quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, gạo, điều, chè và cà phê) đã tăng gấp 3,35 lần, từ mức 1,73 tỷ USD năm 2009 lên 5,79 tỷ USD năm 2019, bình quân chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này và chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

(Đơn vị: tỷ USD)

Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Thống kê

1,73 2,36 3,53 4,18 3,70 3,89 4,48 4,94 6,63 6,26 5,79 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

41

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực sang Trung Quốc trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giai đoạn 2009 – 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực sang Trung Quốc trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành có xu hướng tăng tương đối ổn định nhưng trong năm 2018 và 2019 có sự giảm nhẹ.

20,8% 22,2% 24,4%

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)