5. Kết cấu đề án
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc còn tổn tại một số hạn chế, biểu hiện cụ thể ở một số loại mặt hàng sau:
Về xuất khẩu gạo, việc không có hợp đồng tập trung với khối lượng lớn để dẫn dắt thị trường (ngoài hợp đồng tập trung với thị trường Cuba), cũng như tác động tâm lý từ đại dịch COVID-19 đã tạo áp lực lên giá gạo thị trường nội địa, nhiều thời điểm, giá xuất khẩu biến động mạnh, khiến thương nhân không chốt được giá bán. Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm báo cáo định kỳ gửi Bộ Công Thương để có nguồn số liệu xác thực, kịp thời phục vụ công tác điều hành, quản lý nhà nước.
65
Về xuất khẩu hạt điều, việc chế biến phục vụ cho xuất khẩu nhân điều gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu sản xuất và gặp phải nhiều chính sách hạn chế từ các thị trường tiêu thụ hạt điều lớn trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), đầu năm 2020, tại Long An đã có 12/33 doanh nghiệp chế biến hạt điều đóng cửa sản xuất. Ở Bình Phước, số nhà máy chế biến hạt điều ngừng hoạt động lên tới 70% - 80%. Ở một số địa phương khác, hàng loạt nhà máy chế biến hạt điều cũng rơi vào tình cảnh tương tự do thiếu nguyên liệu sản xuất.
Về xuất khẩu chè, trong năm 2020, dưới tác động của đại dịch COVID-19, ngành chè gặp nhiều khó khăn khi các hợp đồng xuất khẩu liên tục bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp đồng còn bị yêu cầu giảm giá, trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có. Vấn đề chi phí vận tải cũng gây khó khăn cho nhiều ngành hàng nông sản, trong đó có ngành chè, cụ thể, các năm trước đây, chi phí vận tải nói chung chỉ khoảng 700-900 USD/container thì năm 2020 đã lên tới 2.700 - 3.000 USD/container, cao gấp 3 lần, tạo sức ép rất lớn về chi phí, trong khi giá chè lại giảm.
Nhìn chung, những hạn chế về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm:
Thứ nhất, xuất khẩu nông sản chủ yếu của nước ta sang thị trường Trung Quốc vẫn chủ yếu là đường tiểu ngạch, hay còn gọi là trao đổi cư dân biên giới. Đa số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cả hai bên Việt – Trung vẫn lựa chọn hình thức này trong khi giao dịch xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy sản đã được phép mở cửa thị trường chính thức (chính ngạch). Quy mô xuất khẩu tiểu ngạch thậm chí vượt qua cả xuất khẩu thông thường đối với nhiều mặt hàng nông sản. Hình thức truyền thống này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 như giá hàng hóa bị ép, thanh toán chậm…
Thứ hai, không chỉ trong đại dịch COVID-19, trong nhiều năm qua, tình trạng nông sản Việt Nam bị ùn tắc tại cửa khẩu không thông quan được đã trở nên phổ biến vì thủ tục thông quan mất nhiều thời gian, chính sách biên mậu thường xuyên có thay đổi, giá nông sản bị ép xuống quá mức. Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng sang thị trường này còn gặp khó khăn ở khâu xâm nhập thị trường
66
và kiểm dịch. Điển hình như nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam không thông quan được do không đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ hay về bao bì.
Thứ ba, mặc dù đạt được nhiều chuyển biến tích cực nhưng thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam thiếu ổn định, bền vững. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động, dựa trên một tầm nhìn dài hạn. Hoạt động xuất khẩu được làm theo mô hình có sẵn, ít có sự đầu tư hay thay đổi. Sự thay đổi nhanh chóng của thị trường nhập khẩu ít được chú ý đến dẫn đến việc thích ứng của sản phẩm xuất khẩu khó thích ứng tại Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam không có chiến lược về sản phẩm xuất khẩu mà chủ yếu tập trung và xuất khẩu một số mặt hàng doanh nghiệp có lợi thế thu mua hoặc sản xuất được. Các doanh nghiệp thường bị động trong chiến lược về định giá sản phẩm và giá của sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thường thấp hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc như Thái Lan, Indonexia, Myanmar.... Về mặt bằng giá chưa có sự chỉ đạo thống nhất giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hay thống nhất toàn ngành nói chung. Giá xuất khẩu thường là giá được từng doanh nghiệp thỏa thuận riêng với đối tác với từng đơn hàng khác nhau. Điều này đã đặt xuất khẩu nông sản vào thế bị động do quá lệ thuộc vào một khu vực thị trường mà còn hạn chế cơ hội chủ động vươn xa của nông sản Việt Nam.
Thứ tư, nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được các đòi hỏi từ thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng, đặc biệt là những yêu cầu khắt khe liên quan tới hàng rào kỹ thuật tiêu chuẩn như tiêu chuẩn ISO 220005. Các doanh nghiệp hầu hết mới chỉ áp dụng một số chuẩn như: ISO 9001:2008, HACCP, chứng nhận hữu cơ hay ISO 9000:2000. Đồng thời, quản lý hệ thống an toàn
5 ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện bao gồm các yêu cầu: Quản lý tài liệu hồ sơ, cam kết của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, hoạch định và tạo sản phẩm an toàn (các chương trình tiên quyết, các phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn HACCP), kiểm tra xác nhận, xác định nguồn gốc, trao đổi thông tin và cải tiến hệ thống.
67
thực phẩm trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Giá cả sản xuất nông sản còn cao, chất lượng nông sản chưa đảm bảo chất lượng, mẫu mã không đồng đều.
Thứ năm, mặc dù đã có nhiều hoạt động của các Bộ, Ban Ngành nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại, tuy nhiên nhiều hoạt động XTTM hiện nay còn nặng về hình thức, các hội chợ tổ chức định kỳ do thiếu sự đầu tư và đổi mới mà đối tượng tham dự hội chợ ít thay đổi, dẫn đến hiệu quả thu được không như mong muốn.