5. Kết cấu đề án
2.1.3. Khái quát về thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với dân số lớn nhất thế giới (hiện đạt khoảng 1,405 tỷ người) và diện tích lớn nhất châu Á (9,6 triệu km2). Trung Quốc được đánh giá là đang trên đà trở thành siêu cường thế giới nhờ những thành tựu to lớn đã đạt được trong thời gian qua.
Cụ thể, kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nền kinh tế thế giới đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt Trung Quốc đã tận dụng triệt để những cơ hội của WTO để phát triển. Cán cân thương mại của Trung Quốc luôn thặng dư ở mức cao vì là thị trường thu hút lượng đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới hiện nay. Sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc
36
đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn, kinh tế phát triển thần tốc và ảnh hưởng quốc tế ngày càng sâu rộng.
Từ năm 2012 đến nay, kinh tế Trung Quốc đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ phát triển cả giai đoạn đạt tăng trưởng cao giao động từ 6,5 - 9%. Theo đó GDP từ 8000 tỷ USD (năm 2011) tăng lên 16.640 tỷ USD ( năm 2021). Nhất là giai đoạn 2013 - 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc trong giai đoạn là 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của các nền kinh tế đang phát triển là 4%. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 30%, lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao hơn cả mức đóng góp của Mỹ, EU và Nhật Bản. GDP của Trung Quốc năm 2016 đã đạt 10.730 tỷ USD, hoàn thành sớm hơn 4 năm mục tiêu GDP năm 2020, tăng gấp 4 lần năm 2000. Tình trạng lạm phát trong năm 2021 cũng được Trung Quốc kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng – thước đo chính của lạm phát, tăng 0,9% vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với dự đoán ban đầu là xấp xỉ 3%. GDP bình quân đầu người của quốc gia này đã đạt 12.551 USD, trong khi mức trung bình toàn cầu năm 2021 là khoảng 12.100 USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia tỷ dân đầu tiên trên thế giới chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình, bắt đầu bước sang ngưỡng thu nhập cao.
Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2020 đã lên mức cao nhất mọi thời đại, đạt 2,6 nghìn tỷ USD. Bất chấp hệ quả từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt đỉnh 13,6 tỷ USD trong năm. Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc trên toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 14,3%. Với sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khoảng 21% so với năm 2020, thương mại của Trung Quốc lần đầu tiên vượt 6.000 tỷ USD vào năm 2021. Thành công này có được phần lớn nhờ vào chính sách chiến lược của chính phủ Trung Quốc, trong đó có việc kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân lớn, giảm phụ thuộc vào bất động sản, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo.
Bên cạnh đó, sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) cho tới nay đã có sự tham gia của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, có vai trò đối trọng với các định chế đa
37
phương hiện có do Mỹ cầm trịch. Dự án này thậm chí còn được đưa vào hiến pháp vào năm 2017. Song song với BRI, Trung Quốc không ngừng hợp thức hoá và thể chế hoá các chiến lược nâng tầm ảnh hưởng quốc tế thông qua các sáng kiến về “Con đường Tơ lụa Y tế” (HSR), “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” (DSR)…
Việc tăng trưởng kinh tế vượt kỳ vọng của Trung Quốc trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2021 đã đưa quốc gia này tiến gần hơn tới vị trí nền kinh tế số 1 thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc đã tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.