Giải pháp từ góc độ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 90 - 104)

5. Kết cấu đề án

3.3.2. Giải pháp từ góc độ doanh nghiệp

Trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, để có thể khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có thì các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở nước ta cần có tư duy thích ứng chứ không chỉ đối phó đối với những quy định về yêu cầu, điều kiện xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp cần nhìn nhận và đánh giá đúng tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau:

79

- Chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường Trung Quốc: Chủ động quan sát và nắm bắt nhu cầu thị hiếu (thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương), những thay đổi trong chính sách thương mại, chính sách nhập khẩu của Trung Quốc, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời trong sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang Trung Quốc. Chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin về chính sách điều hành xuất nhập khẩu của Trung Quốc, nhất là các quy định về nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng canh tác, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại… Nắm rõ những thay đổi trong giám sát quy trình nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc để chấp hành, tuân thủ các quy định về bao gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc. Qua đó giúp quá trình kiểm tra, thông quan được thuận lợi, nhanh chóng và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

- Đa dạng hoá, phát triển các mặt hàng xuất khẩu mới và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu: Tập trung đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu thay đổi nhanh của thị trường Trung Quốc về sản phẩm xanh, bổ dưỡng, có thương hiệu và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở cải thiện năng lực sản xuất, sử dụng nền tảng sản xuất theo hướng hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nghiêm túc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng canh tác, cơ sở đóng gói và các yêu cầu liên quan để đáp ứng quy định và tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc. Chủ động phân loại, lựa chọn chủng loại và tổ chức đóng gói ngay tại nơi sản xuất đáp ứng yêu cầu của đối tác Trung Quốc (về nhãn mác, bao bì…) trước khi đưa lên khu vực biên giới để quá trình giao nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Phát triển quy trình quản lý an toàn thực phẩm theo cách kiểm soát toàn bộ quá trình từ “trang trại đến bàn ăn” nhằm nâng cao chất lượng cho hàng nông sản xuất khẩu.

- Tập trung đầu tư cho chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản xuất khẩu: Đầu tư công nghệ tiên tiến vào các nhà máy chế biến giúp giải quyết kịp thời việc tiêu thụ nông sản thô, đặc biệt là hoa quả tươi một cách nhanh nhất. Xây dựng thêm các nhà máy bảo quản, đóng gói, chế biến mới tại các vùng trồng cây ăn

80

quả có diện tích, sản lượng lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua trái cây tươi (vải, nhãn, chuối) để sấy khô vào thời điểm những loại quả này được mùa mất giá làm mặt hàng dự trữ xuất khẩu nhằm hạn chế tổn thất và giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân. Xây dựng các nhà máy chế biến để đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu thay đổi nhanh chóng của thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm chế biến, từ đó nâng cao giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu và giúp cho nông sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường xuất khẩu.

- Tích cực triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm: Nâng cao năng lực và nhận thức trong việc nắm bắt các quy định kỹ thuật và yêu cầu về kiểm dịch của thị trường Trung Quốc (Trung Quốc có một số thay đổi trong giám sát nhập khẩu trái cây, từ ngày 01/10/2019, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thầm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng...). Chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, HACCP, ISO 14000 và tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm để vượt qua các rào cản kỹ thuật khi vào thị trường Trung Quốc. Tăng cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp chặt chẽ với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... hàng hóa nhập khẩu.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch: Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc. Kinh doanh theo phi vụ, trục lợi ngắn hạn, thiếu sự phối hợp và cạnh tranh không lành mạnh sẽ làm tăng rủi ro và hiệu quả thu được thấp hơn. Chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản. Trong tình hình đại dịch COVID-19, các nhà xuất cần thay thế hình thức tiểu ngạch bằng xuất khẩu chính ngạch và vận chuyển bằng đường sắt để tránh rủi ro và giảm chi phí. Xuất khẩu chính ngạch giúp cho các doanh nghiệp hạn chế rủi

81

ro về thanh toán, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm được chi phí. Điều này sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc thắt chặt tình trạng nhập khẩu tiểu ngạch.

- Tập trung xây dựng và đăng ký bảo hộ thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu: Xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cá tra, tôm… Hướng dẫn xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm đặc sản của địa phương. Đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản Việt Nam tại Trung Quốc để tránh bị mất hay tranh chấp thương mại. Do Trung Quốc là quốc gia nổi tiếng với nạn làm hàng giả nên việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc làm rất quan trọng để có thể đưa hàng nông sản thâm nhập sâu vào thị trường này. Chất lượng hàng nông sản ổn định, có thương hiệu, đáp ứng được nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc. Họ ưa chuộng các sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm có thương hiệu nhập khẩu.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu: Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam và Trung Quốc do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức. Tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường của Cục Xúc tiến Thương mại, các Hiệp hội ngành hàng. Tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc tham gia các đoàn xúc tiến thương mại quốc gia, các chương trình xúc tiến thương mại...

Bên cạnh việc tích cực tham gia các triển lãm, hội chợ xúc tiến đầu tư, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng cần quan tâm đến việc mở văn phòng giới thiệu sản phẩm tại một số thành phố, đặc biệt là những tỉnh, thành có chung đường biên giới, những nơi còn nhiều tiềm năng hợp tác. Việc tham gia hội chợ không chỉ là một cách quảng bá sản phẩm mà còn là dịp để để các doanh nghiệp có cơ hội để có thể trực tiếp gặp gỡ các đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, về phía Trung Quốc, các hội chợ không chỉ diễn ra tại các thành phố lớn mà diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành của Trung Quốc.

Khi lựa chọn đối tác từ Trung Quốc, các doanh nghiệp cần quan tâm đến quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng để tránh được những rủi ro không đáng có. Những

82

rủi ro này liên quan tới nguồn thông tin về thương nhân nước ngoài không điều tra chi tiết, cặn kẽ; các điều khoản trong hợp đồng không chặt chẽ.

83

KẾT LUẬN

Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, có chung đường biên giới và là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Những yếu tố của thị trường này kèm theo sự xuất hiện và diễn biến của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến kinh tế của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nói riêng.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, trong giai đoạn 2009 – 2019, hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta sang Trung Quốc đã đạt được một số kết quả tích cực. Kim ngạch mặt hàng nông sản chủ lực đạt 5,79 tỷ USD vào năm 2019, tuy nhiên giá trị gia tăng chưa cao, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp mới chỉ bằng 15 – 35% so với tổng kim ngạch. Trong bối cảnh đại dịch, kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta năm 2020 và năm 2021 lần lượt là 5,68 tỷ USD và 6,57 tỷ USD. Các mặt hàng chủ lực truyền thống gồm rau quả, hạt điều, cà phê, chè, gạo, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, trong đó các nhóm hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD gồm rau quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn.

Để hạn chế ảnh hưởng của đại dịch, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến hoạt động nhập khẩu từ các quốc gia nói chung và nhập khẩu nông sản từ Việt Nam nói riêng, đặc biệt là chiến lược “Zero Covid”. Để khắc phục những khó khăn cũng như cải thiện hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta trong và sau giai đoạn COVID-19, Việt Nam cũng đã có những động thái tích cực như việc ban hành các biện pháp mang tính chiến lược và phối hợp với các Bộ, ban ngành tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại.

Trong thời gian tới, để thực hiện theo quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2030 và quan điểm về thương mại nông sản Việt Nam với Trung Quốc, đề án đã gợi ý một số chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Cụ thể, đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần có chính sách phù hợp với sự biến động của thị trường Trung Quốc, nâng cao vai trò của Chính phủ hỗ trợ xuất khẩu nông sản, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, đa dạng hóa các hình thức XTTM và phát huy vai trò các hiệp hội.

84

Về phía doanh nghiệp, xuất khẩu nông sản, cần nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển chiến lược marketing xuất khẩu thích hợp, xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững.

85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. (2020). Bệnh Do Vi-rút Corona 2019 (COVID-19). Truy cập ngày 18/4/2022 tại https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/variants/variant-

classifications.html.

2. (2020). Nông sản và đặc điểm của nông sản - Dân Kinh Tế. Truy cập ngày 18/4/2022 tại http://www.dankinhte.vn/nong-san-va-dac-diem-cua-nong-san/. 3. Bạch Dương (2021). NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2021: SỐNG CHUNG VỚI COVID-

19 - Bài 1: Những đợt sóng dữ mang tên “biến thể” . Truy cập ngày 18/4/2022 tại https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/nhin-lai-the-gioi-2021-song-chung-voi- COVID-19-bai-1-nhung-dot-song-du-mang-ten-bien-the/7b99479a-6e16-427d- b558-79be32e109d7.

4. Bích Thuận (2022). Chưa từ bỏ “zero COVID-19 năng động” nhưng Trung Quốc đã có điều chỉnh "rất chiến lược". Truy cập ngày 18/4/2022 tại https://vov.vn/the- gioi/quan-sat/chua-tu-bo-zero-COVID-19-nang-dong-nhung-trung-quoc-da-co- dieu-chinh-rat-chien-luoc-post931818.vov.

5. Bùi Quang Nguyên (2019). Xuất khẩu chính ngạch trái cây sang Trung Quốc. Phòng Khoa học và HTQT. Truy cập ngày 18/4/2022 tại http://favri.org.vn/index.php/vi/tin-tuc-noi-bat/994-xuat-khau-chinh-ngach-trai- cay-sang-trung-quoc.

6. Doãn Công Khánh, Phạm Vĩnh Thắng (2019), Thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc nhìn từ con số thống kế: Thực tiễn, vấn đề và giải pháp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Truy cập ngày 18/4/2022 tại http://iasvn.org/homepage/Thuong-mai-nong-san-Viet-Nam---Trung-Quoc- nhin-tu-con-so-thong-ke-Thuc-tien,-van-de-va-giai-phap-12668.html.

7. Đoàn Tranh. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NÔNG SẢN CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM. Trường Đại học Duy Tân. Truy cập ngày 18/4/2022 tại https://kqtkd.duytan.edu.vn/uploads/f100d828-f9f2-423e-988e-

86

8. FAO (2017). Định vị lại thị trường nông sản. Truy cập ngày 8/4/2022 tại https://nongnghiep.ViệtNam/dinh-vi-lai-thi-truong-nong-san-d194605.html. 9. Hà Liên (2021). Nhìn lại 2 năm làn sóng COVID-19 hoành hành khắp thế giới.

Tin tức nổi bật - Phường Lê Đại Hành - Quận Hai Bà Trưng. Truy cập ngày 18/4/2022 tại http://ledaihanh.haibatrung.hanoi.gov.vn/tin-tuc-noi-bat/- /asset_publisher/UByp2W88WPKe/content/nhin-lai-2-nam-lan-song-COVID- 19-hoanh-hanh-khap-the-gioi-nhin-lai-2-nam-lan-song-COVID-19-hoanh-hanh- khap-the- gioi#:~:text=C%C3%A1c%20bi%E1%BA%BFn%20th%E1%BB%83%20%C4 %91%C3%A1ng%20lo,%E1%BB%9F%20Anh%20cu%E1%BB%91i%20n%C 4%83m%202020.

10. Hiệp định nông nghiệp: Các hiệp định và quy tắc WTO. Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam. Truy cập ngày 18/4/2022 tại

https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban/1- 9%20nong%20nghiep.pdf.

11. Hoa Vũ (2022). Trung Quốc khẳng định "Zero COVID-19 năng động" là đúng đắn hiệu quả. Truy cập ngày 18/4/2022 tại https://www.doisongphapluat.com/trung-quoc-khang-dinh-zero-COVID-19- nang-dong-la-dung-dan-va-hieu-qua-a533530.html.

12. Hoàng Linh (2021), Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030. Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập ngày 18/4/2020 tại http://vukehoach.mard.gov.vn/News.aspx?id=2665.

13. Hồng Anh (2022). Điều gì khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng khi cả thế giới lao đao? Truy cập ngày 18/4/2022 tại https://vov.vn/the-gioi/quan- sat/dieu-gi-khien-kinh-te-trung-quoc-tang-truong-vuot-ky-vong-khi-ca-the-gioi- lao-dao-post919317.vov.

14. Hồng Phượng (2021), Mục tiêu chung của phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản hiện nay và định hướng đến năm 2030. Cổng thông tin điện tử Sở Công

87

thương Bắc Giang. Truy cập ngày 18/4/2022 tại https://sct.bacgiang.gov.vn/chi- tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/xlu7j0ZrAR4z/content/muc-tieu-chung-cua-

phuong-thuc-kinh-doanh-tieu-thu-nong-san-hien-nay-va-inh-huong-en-nam- 2030.

15. Hữu Hưng, Vi Sa (2022). Thương mại Việt-Trung: Một năm nhìn lại. Truy cập

ngày 18/4/2022 tại

https://special.nhandan.vn/thuongmai_Vietnam_TrungQuoc/index.html#:~:text= %C4%90i%E1%BB%83m%20s%C3%A1ng%20trong%20quan%20h%E1%BB %87,v%C6%B0%E1%BB%A3t%20ng%C6%B0%E1%BB%A1ng%20200%20 t%E1%BB%B7%20USD.

16. Khoa Sinh học phân tử, Trung tâm xét nghiệm, Bệnh viện TƯQĐ108 (2021). Cập nhật các biến thể virus SARS-CoV-2 . Truy cập ngày 18/4/2022 tại http://www.benhvien108.vn/cap-nhat-cac-bien-the-virus-sars-cov-2.htm.

17. Lâm Thanh Hà (2021), Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội.

18. Lê Thế Cương, Nguyễn Thị Phương (2021). Thành tựu kinh tế, xã hội Trung Quốc sau một thập niên cầm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình (Kỳ 2) | Học viện Chính trị Công an Nhân dân. Truy cập ngày 18/4/2022 tại http://hvctcand.edu.vn/nghien- cuu-quoc-te/thanh-tuu-kinh-te-xa-hoi-trung-quoc-sau-mot-thap-nien-cam-

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)