5. Kết cấu đề án
3.2.1. Những cơ hội
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, ký kết và thực thi các FTA thế hệ mới, bên cạnh việc phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến để tăng giá trị gia tăng của hàng nông sản... Hiệp định thương mại khu vực (RCEP) đã cơ bản hoàn tất đàm phán và dự kiến được ký kết trong năm 2020. Do đó sẽ tạo ra cơ hội đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời gian tới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh việc cấp mã số vùng nuôi - trồng để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm cho nông sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào một số thị trường (trong đó có Trung Quốc) nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch. Tính đến đầu năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cấp mã số vùng nuôi - trồng đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm cho 1.749 vùng trồng quả và 1.200 cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân Việt Nam đang từng bước thích nghi và chuyển hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc theo hướng chính ngạch, giảm dần và tiến tới chấm dứt xuất khẩu theo hình thức “trao đổi cư dân”. Đồng thời, các Bộ, ngành của Việt Nam, dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tích cực đàm phán với Trung Quốc về an toàn thực phẩm để chính thức mở cửa
74
thị trường cho các sản phẩm như sầu riêng, khoai lang tím, tổ yến, thạch đen, nghêu, cá rô phi, cua, cá ngừ, ngao, sứa, rươi… (đây là những sản phẩm mà Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu cho Việt Nam theo kênh đàm phán thương mại) nhằm mở ra cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.