5. Kết cấu đề án
2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản ViệtNam sang Trung Quốc giai đoạn
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Hải quan
Kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu dù đạt mức cao nhưng giá trị gia tăng còn thấp, lợi nhuận trước thuế các doanh nghiệp thu về chưa tương xứng, chỉ bằng 15 – 35% so với tổng kim ngạch. Nguyên nhân chủ yếu cho chi phí sản xuất, vận chuyển và thủ tục xuất khẩu cao. Hiện phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang áp dụng phương pháp bảo quản nông sản đơn sơ, dẫn đến tình trạng tổn thất sau thu hoạch lớn, khoảng 10 – 15%. Sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp chiếm đến 70 – 80%, sản phẩm có tính tiện dụng cao như hàng làm sẵn, ăn liền còn thấp, hầu hết là bán thành phẩm cho chế biến tiếp theo.
2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019 – 2019
45
Biểu đồ 2.7. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Hải quan
Năm 2019, 5 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của nước ta là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN và Nhật Bản với thị phần lần lượt là 27,8% (giá trị giảm 0,6% so với năm 2018), 21,9% (tăng 10,8%), 11,4% (giảm 5,3%), 9,8% (tăng 2,8%), 8,7% (tăng 9,1%). Trong đó, Trung Quốc nhiều năm liền là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
27,8% 21,9% 11,4% 9,8% 8,7% 20,4%
46
Biểu đồ 2.8.Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản tại các thị trường chính của Việt Nam năm 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Hải quan 2.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu 08 nhóm hàng chính gồm: gạo, cà phê, điều, cao su, rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, tiêu, chè. Trong giai đoạn 2009 – 2019, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 07 mặt hàng gồm: rau quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, gạo, điều, cà phê, chè. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng đa dạng và phong phú.
-0,6% 10,8% -5,3% 2,8% 9,1% -8,0% -6,0% -4,0% -2,0% 0,0% 2,0% 4,0% 6,0% 8,0% 10,0% 12,0%
47
Biểu đồ 2.9. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này có sự dịch chuyển lớn nhất ở các mặt hàng rau quả và cao su. Đây cũng là 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu của nước ta vào quốc gia này. Điều, cà phê, chè, sắn và các sản phẩm từ sẵn là những mặt hàng có sự dao động nhẹ về tỷ trọng trong suốt giai đoạn này.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
48
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Đến năm 2019, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về rau quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, đứng thứ 3 về gạo, điều, chè và đứng thứ 10 về cà phê, đồng thời cũng là thị trường tiềm năng đối với một số mặt hàng nông sản khác. Biểu đồ 2.10 cho thấy, rau quả vẫn là nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam sang Trung Quốc, chiếm 42,0%, tiếp sau đó là cao su chiếm 26,8%, sắn và các sản phẩm từ sắn chiếm 14,9%, gạo 4,2%, điều 10,2%, cà phê và chè lần lượt chiếm 1,5% và 0,4%. Trong đó, có 04 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước gồm: điều đạt 590,42 triệu USD, tăng 30,6%; cao su đạt 1,55 tỷ USD, tăng 13,2%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng nhẹ 2,3%, đạt khoảng 864 triệu USD. Ngược lại, 03 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm gồm: gạo với mức giảm mạnh nhất là 64,8%, chỉ đạt 240,39
42% 27% 15% 4% 10% 2% 0%
49
triệu USD; cà phê giảm 18,3%, đạt 89,5 triệu USD; rau quả giảm 12,6%, đạt 2,43 tỷ USD.
Biểu đồ 2.11. Thị phần một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong xuất khẩu cả nước năm 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Thống kê a. Rau quả
Rau quả là nhóm hàng tăng nhanh nhất về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, từ 8,07% năm 2009 lên 41,97% năm 2019, tương ứng với mức tăng 17,26 lần về kim ngạch, từ 0,14 tỷ USD năm 2009 lên 2,43 tỷ USD năm 2019. Nhiều mặt hàng rau quả mới được nước ta phát triển sản xuất và xuất khẩu trong giai đoạn này gồm: nhãn, vải thiều, chanh leo, mít, măng cụt… Theo cam kết trong hiệp định ACFTA, hiện các loại trái cây xuất khẩu vào Trung Quốc cơ bản đều hưởng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên, mặt hàng này cần hoàn tất các thủ tục đăng ký, đánh giá rủi ro, xuất khẩu qua cửa khẩu chỉ định theo quy định của cơ quan quản lý phía Trung Quốc. Trái cây là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu tiêu dùng cao, đặc biệt là đối với trái cây tươi nhiệt đới. Đặc thù của thị trường Trung Quốc là ưa thích tiêu dùng quả tươi (không phải là đóng hộp) trong khi Việt Nam có lợi thế lớn trong lĩnh
65,6% 67,4% 89,0% 8,6% 17,7% 3,1% 9,8% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% 100,0%
Rau quả Cao su Sắn và các sản
phẩm từ sắn
50
vực sản xuất và XK nhóm hàng này. Trái cây Việt Nam ngày được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết rằng đó là trái cây của nước ta.
Trong giai đoạn 2009 - 2018, lượng trái cây của Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc chiếm khoảng 70 - 80%. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc lần đầu đạt tốc độ tăng trưởng 3 chữ số (174%) vào năm 2014, tương ứng với mức tăng 536,9 triệu USD so với cùng kỳ năm 2013. Kể từ đó đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng giữ trạng thái ổn định từ 30% – 50%. Theo kết quả phân tích của Trademap năm 2018, nước ta là thị trường nhập khẩu trái cây quan trọng thứ 3 của Trung Quốc, sau Thái Lan và Chile. Trong đó, các sản phẩm chủ lực như thanh long, nhãn, sầu riêng, măng cụt, dừa, xoài, dưa hấu, chanh, mít, vải, chôm chôm, bưởi, chuối, bơ, mận chiếm khoảng 99% kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.
Những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho trái cây Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc gồm: i) Việt Nam có nhiều vùng sản xuất trái cây lớn, tập trung, từ đó tạo sản lượng lớn, có nhiều loại trái cây thuộc top 10 về sản lượng trên thế giới như vải, thanh long, nhãn, dừa, dưa hấu (VCCI, 2018); ii) Việt Nam có lợi thế về khoảng cách địa lý với Trung Quốc so với nhiều quốc gia khác; iii) Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới với nhiều cửa khẩu quốc tế nên rất thuận lợi cho thông quan; iv) Trái cây Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc thuộc đối tượng không phải chịu thuế VAT và thuế nhập khẩu là 0% trong khi nhiều nước đang phải chịu thuế nhập khẩu cao (trung bình là 5-15%).
Đến năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với mức kim ngạch 2,43 tỷ USD, chiếm 65,6% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta, giảm 7,3% so với năm 2018 sau một thời gian tăng trưởng “nóng”. Lý do chính khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả bất ngờ giảm nhẹ trong năm 2019 là bên cạnh việc Trung Quốc tăng cường kiểm dịch, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng và truy xuất nguồn gốc kể trên, quốc gia này đang hướng tới tăng diện tích trồng cây ăn quả và thúc đẩy tiêu thụ nội địa.
51
Biểu đồ 2.12. Tỷ lệ diện tích trồng một số loại cây lương thực tại Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2013
Nguồn: FAOSTAT
Tuy nhiên, bù lại sự sụt giảm tại thị trường này, xuất khẩu rau quả sang tất cả các thị trường chính khác đều tăng trưởng trên 10%, chứng tỏ hàng rau quả vẫn là mặt hàng tiềm năng của Việt nam với khả năng tăng trưởng tốt ở nhiều thị trường mới.
b. Cao su
Ngược lại so với mặt hàng rau quả, tỷ trọng của cao su trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh từ 49,4% năm 2009 xuống chỉ còn 26,8% năm 2019, mặc dù kim ngạch tăng 1,81 lần từ 0,86 tỷ USD năm 2009 lên 1,55 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, tỷ trọng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong xuất khẩu mặt hàng này của cả nước vẫn duy trì ổn định trên 45%, trừ năm 2014. Cũng trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng 13,2% so với năm 2018 và chiếm 67,4% trong xuất khẩu cao su của cả nước.
c. Sắn và các sản phẩm từ sắn
Trong giai đoạn 2010 – 2012, khối lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh liên tục từ 1,58 triệu tấn lên 3,76 triệu tấn, sau đó có xu hướng giảm từ 3,7 triệu tấn năm 2015.
Trong năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, chiếm 89% trong tổng kim ngạch của Việt Nam
52
xuất khẩu tới thế giới, theo sau đó là Hàn Quốc và Malaysia. Các doanh nghiệp nước ta xuất khẩu 2,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc, tăng 5,4% về khối lượng và tăng 2,3% về giá trị so với năm 2018. Tuy nhiên, giá xuất khẩu của mặt hàng này giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt trung bình 381,7 USD/tấn.
d. Gạo
Trung Quốc nhập khẩu gạo từ nhiều thị trường trên thế giới trong đó chủ yếu nhập khẩu gạo từ các đối tác Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu gạo liên tục tăng trong giai đoạn 2009 – 2012, bắt đầu xu hướng giảm vảo năm 2014 và giảm mạnh nhất vào năm 2019 với tốc độ tăng trưởng -64,8%. Ngược lại, về phía Việt Nam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 3, sau Philippines và Malaysia.
Cụ thể, năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 240 triệu USD, Thái Lan 350 triệu USD, Pakistan 230 triệu USD, Myanmar 200 triệu USD và Campuchia 170 triệu USD. Đặc biệt, trong top 5 quốc gia nhập khẩu vào Trung Quốc, có 4 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và 3 quốc gia có đường biên giới với Trung Quốc.
53
(Đơn vị: triệu USD)
Biểu đồ 2.13. Kim ngạch của top 5 quốc gia Trung Quốc nhập khẩu gạo năm 2019
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc
Từ trước đến nay, loại gạo mà mà Việt Nam có ưu thế xuất sang thị trường Trung Quốc là gạo nếp, đây cũng là lợi thế riêng của ngành gạo nước ta tại thị trường này. Tuy nhiên, các loại gạo khác thì chưa được đánh giá cao như gạo của Thái Lan hay Campuchia.
Chuỗi cung ứng gạo sang Trung Quốc rất phức tạp, tuy nhiên vẫn có thể chia thành hai kênh cung ứng gạo chính là kênh cung ứng gạo chính ngạch và chuỗi cung ứng gạo tiểu ngạch. Các chuỗi cung ứng gạo này có sự tham gia của các nhân tố như: nông dân, thương lái, xay xát, đánh bóng, doanh nghiệp lương thực xuất khẩu. Gạo xuất khẩu qua kênh chính ngạch hầu hết là những hợp đồng được ký giữa hai chính phủ được hiệp hội lương thực phân bổ và những hợp đồng thương mại mà các doanh nghiệp tự tìm kiếm được.
54
e. Hạt điều
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tính riêng mặt hàng điều đã tách vỏ (mã HS 08013200), kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc năm 2019 đạt 165,9 triệu USD, tăng mạnh 82,4% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Việt Nam là đối tác chủ yếu cung cấp mặt hàng này tới thị trường Trung Quốc, kim ngạch đạt 158,08 triệu USD, chiếm tỷ trọng 98,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn nhập khẩu mặt hàng này từ Campuchia (kim ngạch 2,98 triệu USD, tỷ trọng 1,8%), Indonesia (kim ngạch 2,89 triệu USD, tỷ trọng 1,7%). Việt Nam cũng là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu điều lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2019, các doanh nghiệp Việt trên toàn quốc xuất khẩu 455.563 tấn hạt điều, thu về 3,29 tỷ USD, tăng 22% về lượng giảm 2,3% về kim ngạch so với năm ngoái. Xuất khẩu điều đến thị trường Trung Quốc năm 2019 đứng thứ hai trong tổng xuất khẩu của Việt Nam (sau Mỹ), chiếm 16,9% trong tổng lượng và chiếm 18% tổng kim ngạch, đạt 76.788 tấn, tương đương 590,42 triệu USD, tăng mạnh 48% về lượng và tăng 30,6% về kim ngạch.
f. Cà phê
Việt Nam xuất khẩu nhiều chủng loại cà phê sang Trung Quốc, trong đó nước ta là nhà cung cấp số 1 mặt hàng cà phê chưa rang và đã khử caffein (mã HS 09011100) với kim ngạch 33 triệu USD, chiếm 24,3% thị phần nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc. Đối với các sản phẩm chế biến từ cà phê (mã HS 21011200) Việt Nam cũng là đối tác cung cấp lớn thứ 02 sau Malaysia với kim ngạch 36,9 triệu USD; chiếm 24,9% thị phần NK mặt hàng này năm 2019 của Trung Quốc. Căn cứ mức thuế suất trong ACFTA, hiện cà phê Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%.
Cà phê xuất khẩu sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng khả quan vì văn hóa uống cà phê của giới trẻ Trung Quốc luôn tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và tăng trưởng với mức tăng trung bình 20% trong những năm gần đây.
55
Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019 không ổn định, cụ thể năm 2010 và năm 2016 tăng mạnh với tốc độ lần lượt là 135,2% và 124,6%; giảm 12,1%, 27,4%, 33,1% vào các năm 2011, 2013 và 2017. Trong 2 năm cuối của giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu tăng 34,2% trong năm 2018 và 21,0% vào năm 2019.
Năm 2019, Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc và Nga tiếp tục là 4 thị trường chủ yếu của chè Việt Nam, chiếm đến 73% kim ngạch xuất khẩu chè. Tổng kim ngạch xuất khẩu chè cả nước năm 2019 đạt 242,2 triệu USD, trong đó Trung Quốc đứng vị trí thứ 3, đạt 23,80 triệu USD, chiếm 9,8%.