Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 79 - 83)

5. Kết cấu đề án

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, việc vận chuyển hàng từ các tỉnh phía Nam qua nhiều chốt kiểm tra, tài xế phải xét nghiệm liên tục làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Chi phí logistics cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%, khá cao so với các nước trong khu vực (khoảng 10 – 15%). Dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn, trong khi tại nhiều nơi như đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa, vựa nông - thủy sản lớn nhất nước thì dịch vụ này lại chậm phát triển. 70% lượng hàng hóa xuất khẩu mỗi năm phải chuyển về TP. Hồ Chí Minh hoặc cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) bằng đường bộ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh về giá của hàng nông sản Việt Nam cũng như lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp.

b. Nguyên nhân chủ quan

Về phía các doanh nghiệp

Hình thức xuất khẩu tiểu ngạch thuận tiện trong giao dịch, thu hồi vốn nhanh, dễ dãi trong quản lý chất lượng hàng hóa, đơn giản về mặt thủ tục thông quan. Việt Nam với lợi thế có chung đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển với Trung Quốc, khiến nhiều doanh nghiệp ỷ lại vào hình thức xuất khẩu theo đường tiểu ngạch nhằm tận dụng các ưu đãi của phía Trung Quốc cũng như sự “linh hoạt” hoặc “tạo điều kiện” trong quản lý thương mại biên mậu của chính quyền địa phương phía Trung Quốc để xuất khẩu hàng hóa. Trong thời gian dài, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam (và cả doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Trung Quốc tại khu vực biên giới) không quan tâm, tìm hiểu và tổ chức sản xuất, xuất khẩu tuân theo các quy định pháp luật liên

68

quan của phía Trung Quốc về quản lý hàng hóa nhập khẩu thông thường. Sau nhiều năm, thói quen giao dịch, sự “dễ dãi” và quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương phía Trung Quốc đối với hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch” đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam hình thành tâm lý coi Trung Quốc là một thị trường dễ tính, có nhu cầu giá rẻ và không đòi hỏi cao về chất lượng. Do xuất khẩu tiểu ngạch khá dễ dàng và giải quyết được nhu cầu giao dịch của hai bên, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam thường ít khi chủ động đề xuất với các cơ quan liên quan phía Việt Nam danh mục các mặt hàng nông sản, cần đàm phán (SPS) mở cửa thị trường với phía Trung Quốc.

Cũng do tâm lý cho rằng rằng Trung Quốc là thị trường lớn và dễ tính, nhiều doanh nghiệp còn chậm, hạn chế trong việc tìm hiểu sự đa dạng về nhu cầu ở các vùng miền và những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc để có cách thức tổ chức sản xuất phù hợp. Trong khi đó, người tiêu dùng Trung Quốc ngày nay đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường và đặc biệt phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đối với hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc còn chưa đầy đủ. Nhiều chủ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam xuất thân là thương lái, sau khi có đủ kinh nghiệm và nguồn vốn đã thành lập doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm được hoặc chưa cập nhật được các quy định nhập khẩu hàng hóa hay quy định về kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Nhất là thời gian gần đây Trung Quốc liên tục thay đổi các quy định về nhập khẩu nông sản, đặc biệt về bao bì, về xuất xứ hay an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua thời gian hoạt động, những doanh nghiệp này đã bộc lộ nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, mô hình quản lý doanh nghiệp, áp dụng quy định của pháp luật về thuế, kế toán, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ…

Đồng thời, đối với nhiều doanh nghiệp, việc đáp ứng các yêu cầu thủ tục và quy định của các hàng rào kỹ thuật tiêu chuẩn khá phức tạp, đòi hỏi sự thay đổi của cả một hệ thống lớn, bên cạnh đó là vấn đề chi phí. Các doanh nghiệp cũng tự đánh

69

giá chưa đủ năng lực về con người và điều kiện kỹ thuật, cơ sở vật chất để có thể áp dụng hệ thống như ISO 22000.

Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động manh mún, mùa vụ nên công tác quản lý còn chưa được coi trọng đúng đắn. Các cán bộ quản lý của doanh nghiệp còn yếu về nghiệp vụ quản lý và trình độ chuyên môn dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình kinh doanh và việc giải quyết những vấn đề đó mất rất nhiều thời gian và tiêu tốn nhiều nguồn lực. Bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có tâm lý e ngại khi phải tiếp xúc với cơ quan Chính phủ. Vì thế, những chương trình đào tạo và tư vấn về nghiệp vụ xuất khẩu nông sản còn chưa đến được nhiều với nhiều doanh nghiệp. Cuối cùng, các doanh nghiệp cũng ít có cơ hội tham gia sâu vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các nước khác để học hỏi kinh nghiệm.

Đa phần doanh nghiệp chưa nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng về các chính sách, hoạt động liên quan đến xuất khẩu nông sản. Với hệ thống thông tin như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải thông qua các mối quan hệ cá nhân mới có thể tiếp cận được thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình về vấn đề này là câu chuyện hạn ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong năm 2020 vừa qua khi một số doanh nghiệp có thông tin để để đăng ký danh sách xuất khẩu gạo ngay trong đêm, trong khi nhiều doanh nghiệp khác lại không có thông tin này. Tại thời điểm Chính phủ tiếp tục cho phép xuất khẩu gạo với hạn ngạch hạn chế thì đã có khoảng gần 300 ngàn tấn gạo của hàng chục doanh nghiệp đã có hợp đồng xuất khẩu gạo với đối tác nước ngoài trước đó được tập kết tại các bến cảng chờ được lên tàu xuất khẩu. Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp trong số đó lại không nắm bắt được thông tin về thời điểm hệ thống của Tổng cục Hải quan cho phép mở tờ khai hải quan nên không kịp làm thủ tục, trong khi nhiều doanh nghiệp chưa ký hợp đồng, chưa chuẩn bị hàng lại đăng ký được và được cấp giấy phép xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp nước ta trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu nông sản với đối tác Trung Quốc thường không chú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không biết rõ,

70

đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được, dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt… Nông sản xuất khẩu số lượng lớn có giá trị hợp đồng cao, và còn là hàng thực phẩm, chính vì vậy đối tác nước ngoài (lừa đảo) sẽ dễ tập trung vấn đề chất lượng hàng hóa để từ chối hàng hóa.

Về phía các cơ quản quản lý nhà nước, các Hiệp hội

Công tác hoạch định đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ nông sản còn gặp khó do quy mô sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam nhỏ, thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi… Mặc dù một số chương trình đã được triển khai như Cánh đồng mẫu lớn… tuy nhiên hộ sản xuất nông sản tại Việt Nam đa phần vẫn là nông hộ, sản xuất nhỏ lẻ. Chi phí XTTM, điều tra thị trường cao, các quy định về thủ tục hành chính được xây dựng theo yêu cầu của cơ quan chức năng cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp muốn xúc tiến xuất khẩu nông sản chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

71

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu FINAL (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)